Ghi hình tuyến giáp dựa trên khả năng bắt iốt với nồng độ cao và giữ lâu dài trong tuyến nên có thể ghi được hình tuyến giáp sau khi đưa vào cơ thể một lượng iod phóng xạ (thường dùng 131I). Ngoài ra tuyến giáp cũng có khả năng bắt và cô đặc ion pertechnetat (TcO4-) với phương thức tương tự như bắt iốt. Nhưng ion này không được hữu cơ hoá mà chỉ được giữ lại trong tuyến giáp một thời gian dài đủ để ghi được hình tuyến giáp.
Xạ hình toàn thân với I-131 bằng máy gamma camera hay máy SPECT trước điều trị là một xét nghiệm có giá trị để phát hiện nhu mô giáp còn lại sau phẫu thuật, các ổ di căn ung thư và cũng là một chỉ số để xác định liều điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp (UTTG) thể biệt hóa. Xạ hình với I-131 nên tiến hành 4-6 tuần sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khi bệnh nhân đã ở tình trạng nhược giáp với TSH phải đạt từ 30 mUI/ml trở lên.
Chẩn đoán ung thư buồng trứng thường phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khác nhau như siêu âm, CT, MRI…. Gần đây kỹ thuật chụp hình bằng FDG PET/CT đã được áp dụng cho chẩn đoán ung thư buồng trứng. Nhiều nghiên cứu thấy rằng các tổ chức ung thư buồng trứng nguyên phát và di căn hấp thu rất mạnh FDG, do vậy việc ghi hình với PET/CT đã cung cấp các thông tin chẩn đoán, phát hiện tái phát, di căn, đánh giá hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng…với độ nhạy, độ đặc hiệu cao. Ung thư buồng trứng chiếm khoảng 4% các loại ung thư được chẩn đoán và 5% các trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư buồng trứng thường có tiên lượng xấu và là nguyên nhân chính gây tử vong trong các ung thư phần phụ.
Từ lâu, dược chất phóng xạ dùng trong chẩn đoán được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá giai đoạn ung thư phổi là 18F- fluodeoxyglucose (FDG), một chất giống glucose. PET toàn thân (Whole-body positron emission tomography) sử dụng 18F-2-deoxy-D-glucose (FDG) có thể phát hiện hạch trung thất và các di căn ngoài lồng ngực với tỷ lệ cao.