Dinh dưỡng và điều trị hỗ trợ

ThS. Trần Ngọc Hải*, TS. Hoàng Thị Kim Thanh** (Tổng hợp)

*Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

** Viện Dinh dưỡng Quốc gia

 

Khi cơ thể khỏe mạnh, ăn đa dạng thực phẩm để có đủ chất dinh dưỡng và calo cần thiết thường không phải là vấn đề khó khăn. Hầu hết các hướng dẫn dinh dưỡng đều nhấn mạnh việc ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) với tỉ lệ cân đối. Nên ăn nhiều rau, trái cây tươi và các sản phẩm ngũ cốc không xay xát, chế biến quá kỹ. Giảm bớt lượng thịt đỏ, đặc biệt là các loại thịt được chế biến công nghiệp hoặc nhiều chất béo; Ăn lượng chất béo vừa phải;ăn ít đường, muối; duy trì cân nặng ở mức thích hợp. Nhưng khi đang điều trị ung thư, những điều này có thể khó thực hiện do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là khi có tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, ngược lại tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị ung thư và chất lượng cuộc sống.

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng và sức khỏe thật tốt vừa để chiến đấu với căn bệnh, vừa có thể đáp ứng được các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị... và giúp người bệnh hồi phục sau điều trị thành công.

Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Sự can thiệp dinh dưỡng đúng và sớm trong ung thư giúp:

-  Ngăn ngừa hoặc điều chỉnh các thiếu hụt dinh dưỡng như sụt cân, mất khối nạc.

-  Đạt được và duy trì thể trọng tối ưu.

-  Tăng khả năng dung nạp với các phương pháp điều trị chống khối u.

-  Giảm thiểu các tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn của việc điều trị.

-  Giúp hệ miễn dịch chiến đấu với nhiễm khuẩn.

-  Giúp cơ thể hồi phục và làm lành vết thương.

-  Cải thiện tiên lượng, tăng khả năng hồi phục.

-  Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhu cầu dinh dưỡng của người mắc bệnh ung thư khác nhau ở mỗi cá thể, nhưng cũng có những nguyên tắc chung để giúp người bệnh nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe.

Nguyên tắc Dinh dưỡng chung cho bệnh nhân ung thư

Để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo 4 nhóm thức ăn và uống đủ nước. Một chế độ ăn ít thịt gia súc (bò, lợn, dê...), lượng vừa phải thịt gia cầm (gà, ngan, chim...) nhiều cá, rau, thêm dầu thực vật phù hợp, uống đủ nước và vận động, tập thể dục thể thao vừa sức sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư. Không phải ăn uống đủ dinh dưỡng là "cung cấp thêm chất đạm làm khối u to nhanh", chỉ ăn chay hoặc gạo lứt - muối mè khối u sẽ nhỏ lại (do không có chất nuôi dưỡng)... như nhiều người vẫn lầm tưởng. Mà phải ăn đủ dinh dưỡng mới có đủ sức khỏe để chữa bệnh. Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất.

Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn; đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ lo lắng quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:

- Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu giúp tái tạo các tổ chức bị tổn thương và tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể không nhận đủ protein nó sẽ tự tiêu cơ bắp để lấy nhiên liệu cần thiết. Điều này làm cơ thể chậm và khó phục hồi sau khi bị bệnh và dễ mắc các nhiễm khuẩn. Người mắc bệnh ung thư thường cần nhiều đạm hơn bình thường, đặc biệt là sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Nên ăn một lượng ít thịt màu đỏ thường là thịt bò, lợn.... Có thể ăn ngày 1 lần hoặc tuần 2-3 lần. Không nên kiêng tuyệt đối thịt màu đỏ vì thành phần của nó rất giàu axit amin cần thiết và các yếu tố tham gia tạo máu như sắt, vitamin nhóm B.... Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm (gà, vịt...) sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ người bệnh. Cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm... từ các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản. Đây cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Ngoài ra trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt (vừng, lạc, đậu đỗ) và các loại đậu quả (đậu Hà Lan, đậu vàng, đậu lăng...), và các sản phẩm chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ…) cũng là nguồn đạm tốt nên sử dụng phối hợp trong bữa ăn cho người bệnh.

- Tinh bột: Là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hay xay xát không quá kỹ (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, mì ống...), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn,...). Cần chế biến mềm để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt), gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

- Chất béo: Là thành phần cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc màng tế bào, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) có rất nhiều vai trò trong việc duy trì sức khỏe và chống lại các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng do chất béo cung cấp. Nên ăn cả dầu và mỡ, lượng dầu ăn nên chiếm 2/3 tổng chất béo. Chọn loại dầu hạt còn tốt (dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu lạc...). Sử dụng dầu dưới dạng xào nấu, rất hạn chế dùng dầu chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại có thể làm kích thích khối u phát triển.

- Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên chọn và sử dụng các loại rau, quả đúng vụ, đúng mùa (trái mùa sâu bọ phát triển nhiều sẽ sử dụng nhiều hóa chất trừ sâu và kích thích), bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản (rửa sạch xong rồi mới cắt nhỏ, cắt xong nấu ngay, nấu xong ăn ngay). Mỗi ngày nên ăn 2-3 loại rau (gồm cả rau xanh và rau củ) và 2-3 loại quả chín. Rau quả rất có lợi cho sức khỏe do cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ.

- Nước: Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Chức năng của nước đối với cơ thể bao gồm: Vận chuyển các chất dinh dưỡng, vận chuyển và đào thải các sản phẩm của chuyển hóa, giúp hình thành các cấu trúc và hình thái tế bào, duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, duy trì cân bằng các chất điện giải (nhiều chất điện giải trong cơ thể luôn đi cùng với nước). Cần cho người bệnh uống đủ nước. Tốt nhất là nước rau, nước trái cây, nước chè xanh không pha đặc quá, nước vối hoặc nước sạch đun sôi để nguội. Không dùng các loại nước ngọt, nước tăng lực đóng chai (hộp) cho người bệnh.

- Chất chống oxy hóa: Trong quá trình hoạt động quá sản và loạn sản của tế bào ung thư, phản ứng oxy hóa tạo ra các gốc tự do mạnh và nhiều hơn. Cần bổ sung các thành phần chống oxy hóa để hỗ trợ cơ thể dọn dẹp gốc tự do. Các chất chống oxy hóa bao gồm Beta-Caroten, VitaminC, Vitamin E, Lycopen, Selen và kẽm... Một số thực phẩm thức ăn sau đây giàu chất chống oxy hóa nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày:

  • Vitamin A: Sản phẩm từ sữa, trứng và gan.
  • Vitamin C: Hầu hết các loại trái cây và rau quả, đặc biệt là cam, chanh, ổi.
  • Vitamin E: Các loại hạt và các loại dầu thực vật, các loại rau lá xanh, rau mầm, giá đỗ.
  • Beta-carotene: Trái cây và rau quả có màu vàng đỏ: cà rốt, xoài, đu đủ chín....
  • Lycopene: Cà chua và dưa hấu.
  • Selenium: Gạo, ngô, lúa mì, các loại hạt, trứng, phô mai và các loại đậu.

Ngoài ra một số gia vị tự nhiên như nghệ, gừng, giềng, tỏi các loại rau thơm (hành, mùi, tía tô, kinh giới...) cũng có nhiều chất chống oxy hóa và kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Khi chế biến món ăn cho người bệnh nên lưu ý có thêm các gia vị tự nhiên như: kho thịt với nghệ, kho cá với giềng, kho thịt gà với gừng, xào rau muống với tỏi, mỗi bữa ăn có vài loại rau thơm....

Trong thời gian bị bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt, cá hoặc những thực phẩm có hàm lượng đạm cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu:

-  Súc miệng trước khi ăn.

-  Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng).

-  Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, tăng cường ăn những thức ăn ưa thích, sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn.

Một số vấn đề bệnh nhân có thể gặp phải khi điều trị:

1. Dinh dưỡng khi điều trị phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cần thêm calo và protein để chữa lành vết thương và phục hồi. Trong quá trình hồi phục, cần cố gắng phục hồi sớm và duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt, ưu tiên các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ đường miệng để tối ưu hóa khẩu phần dinh dưỡng. Một số bệnh nhân khó có thể ăn một chế độ ăn bình thường vì các tác dụng phụ liên quan đến phẫu thuật. Vì vậy cần có biện pháp thích hợp như: ăn qua sonde, dinh dưỡng đường tĩnh mạch….

Một số bệnh nhân đòi hỏi có tư vấn dinh dưỡng riêng để giải quyết hậu quả sau mổ cắt dạ dày và đường tiêu hóa như hội chứng Dumping, hội chứng ruột ngắn.

2. Dinh dưỡng khi xạ trị

Các tác dụng phụ gây ra bởi bức xạ phụ thuộc vào khu vực cơ thể được xạ trị, kích thước của khu vực được xạ trị, loại và tổng liều xạ trị, và số lần điều trị…. Tác dụng phụ thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ hai hoặc thứ ba của điều trị và đạt đỉnh khoảng hai phần ba chặng đường của quá trình điều trị. Hầu hết tác dụng phụ đều là tạm thời, thường khỏi sau khi kết thúc điều trị tia xạ từ 2-4 tuần, một số ít có thể kéo dài lâu hơn nhiều.

Khi xạ trị có thể gây ra buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng, thay đổi mùi vị, các vấn đề về răng (viêm chân răng, chảy máu chân răng), viêm cơ, tiêu chảy và kém hấp thu do tổn thương ruột, giảm chức năng miễn dịch.

Ảnh hưởng của tia xạ thay đổi theo vùng chiếu. Tia xạ vùng đầu cổ gây ra rất nhiều vấn đề về tiêu hóa thức ăn như: đau họng, nhiễm trùng miệng, viêm màng nhày, khô miệng kéo dài, mất cấu trúc răng lợi, thay đổi mùi vị, chán ăn, mệt mỏi. Những triệu chứng này xuất hiện trong vòng 7-10 ngày từ khi bắt đầu điều trị. Tia xạ vùng ngực gây viêm thực quản kèm khó nuốt. Tia xạ vùng bụng có thể gây viêm dạ dày, viêm ruột cấp với biểu hiện buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn. Nếu viêm nặng có thể kèm theo kém hấp thu đường đôi, mỡ, điện giải. Tia xạ toàn thân có thể gây tất cả các triệu chứng cấp tính ở trên tùy mức độ. Khi kèm với hóa trị liệu, tia xạ còn ức chế hệ miễn dịch. Một số thực phẩm nhất định có thể làm tăng khả năng tổn thương răng miệng của bệnh nhân:

-  Thực phẩm có gia vị cay nồng.

-  Thực phẩm cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt.

Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, phô mai, bún, mì, miến, sữa, bột ngũ cốc... Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

Ở bệnh nhân ung thư đầu và cổ, chăm sóc miệng cẩn thận và quản lý răng là cần thiết để giảm nguy cơ hỏng răng, lợi hoặc hoại tử mô xương do tia xạ.

Viêm ruột do tia xạ gây ra có thể thành mãn tính với các triệu chứng loét hoặc tắc nghẽn làm tăng nguy Suy dinh dưỡng (SDD). Viêm ruột mạn tính kết hợp với cắt ruột nhiều gây ra mất chức năng ruột hoặc hội chứng ruột ngắn. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào độ dài và vị trí mất chức năng hay đoạn ruột bị cắt. Tình trạng bệnh lý đó bao gồm kém tiêu hóa, kém hấp thu, SDD, mất nước và bất thường chuyển hóa cơ thể, nặng có thể gây tử vong.

Giai đoạn đầu đòi hỏi nuôi ăn tĩnh mạch và giám sát thường xuyên dịch và điện giải trong nhiều tuần, nhiều tháng. Giai đoạn sau nuôi ăn tĩnh mạch kết hợp chế độ ăn theo dõi nghiêm ngặt với công thức nuôi ăn qua sonde hoặc chia bữa nhỏ nhiều lần. Các bữa ăn có nhiều carbohydrate phức hợp, ít mỡ, ít oxalate, không có lactose, nhiều protein, chế biến mềm. Cho dùng thuốc giảm nhu động ruột khi cần thiết. Bổ sung nhiều vitamin như VTM B12, axit folic, VTM A, E, K để phòng bệnh. Luôn giám sát nồng độ chất khoáng huyết thanh để điều chỉnh kịp thời khi có biểu hiện bất thường.

3. Dinh dưỡng khi điều trị hóa chất

Khi điều trị bằng hóa trị liệu có thể gây nên các vấn đề có liên quan tới dinh dưỡng như sau: suy tủy, ức chế sản xuất bạch cầu, bất thường khẩu vị, viêm màng nhầy, viêm thực quản, buồn nôn, nôn và mệt mỏi, thiếu máu, chức năng hệ miễn dịch giảm sút.

Hóa trị liệu là biện pháp điều trị hệ thống gây ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Hoạt động của các hóa chất điều trị không chỉ giới hạn với mô ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào bình thường, do vậy gây độc ở nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng. Tác dụng phụ này phụ thuộc vào từng loại hóa chất, liều, thời gian điều trị, các thuốc dùng kèm và đáp ứng của từng cơ thể.

Buồn nôn và nôn thường gặp khi điều trị các thuốc chống ung thư.

-  Thực tế là mặc dù chăm sóc hỗ trợ tích cực nhưng nhiều bệnh nhân vẫn bị tác dụng phụ của hóa chất, đặc biệt phụ thuộc vào liều hóa trị liệu.

-  Bất thường vị giác dẫn đến biếng ăn và ăn rất ít, ỉa chảy hoặc táo bón, hay tắc ruột (nhu động ruột bị ức chế có thể xuất hiện. Các triệu chứng ngộ độc dạ dày, ruột thường không kéo dài, tuy nhiên một số trường hợp điều trị phối hợp nhiều hóa chất có thể gây nặng và kéo dài. Khi điều trị corticosteroid gây ra phá hủy mô, tăng mất protein, kali và canxi qua nước tiểu, rối loạn chuyển hóa protein....

-  Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu - cổ có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng.

Trong những trường hợp này, cần lưu ý:

-  Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua lượng vừa phải nhằm tăng tiết nước bọt.

-  Tránh ăn nhiều đường.

-  Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh ít.

-  Vệ sinh răng miệng và súc miệng nước muối tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.

-  Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút.

4. Dinh dưỡnghợp lý sau khi điều trị

Hầu hết các tác dụng phụ có liên quan đến ăn uống của phương pháp điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Nhưng một số tác dụng phụ có thể kéo dài trong một thời gian. Ăn uống tốt, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh lấy lại sức mạnh, niềm tin, xây dựng lại mô và hồi phục thể trạng tốt để chiến thắng bệnh tật.

 

ungthubachmai.vn

Thực dưỡng liệu có chữa được bách bệnh như lời đồn? Hãy lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học.

Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc nhịn ăn có thể khỏi bệnh ung thư. Điều trị ung thư cần kết hợp đa mô thức, đa chuyên khoa và cần bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn cho mình một chế độ ăn phù hợp nhất nhằm tránh suy dinh dưỡng và tăng khả năng đáp ứng với các loại hóa chất điều trị bệnh.

Bệnh nhân ung thư cần phải có một chế độ ăn kiêng phù hợp để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, có thể đối phó với các phương pháp trị liệu khắc nghiệt trong quá trình điều trị.

Hóa trị và xạ trị là gánh nặng lớn đối với hệ thống dinh dưỡng của cơ thể bệnh nhân ung thư. Có một số tác dụng phụ sẽ nảy sinh do hóa trị và thực phẩm cùng dinh dưỡng sẽ giúp bạn chống lại những tác dụng phụ đó.

1. Cà rốt

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 1

Cà rốt có chứa một số hợp chất thực vật có thể làm cho hóa trị liệu có hiệu quả hơn bằng cách làm ngừng phản ứng cơ thể có thể gây trở ngại cho điều trị ung thư. Cà rốt là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bệnh nhân dùng hóa chất.

2. Ăn lỏng nếu khô miệng

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 2

Miệng khô lưỡi khô là một tác dụng phụ thường gặp khi làm hóa trị chữa ung thư và khiến bệnh nhân khó nuốt. Bạn hãy làm mềm thức ăn bằng cách xay nát hoặc chế biến dưới dạng nước sốt, đồ uống hoặc sữa ít béo.

3. Gạo và chuối nếu tiêu chảy

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 3

Tiêu chảy là một trong những phản ứng phụ hàng đầu của hóa trị liệu. Do đó, thức ăn nhẹ như gạo, chuối, táo nấu chín và bánh mì nướng khô sẽ giúp bạn giữ được phân nếu bị tiêu chảy. Bạn cần phải tránh thực phẩm chất béo, trái cây tươi và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì chúng sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.

4. Hạt nguyên chất cho táo bón

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 4

Ngược lại, nếu bạn bị táo bón, vậy phải uống nhiều chất lỏng và ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô, đậu khô hoặc đậu Hà Lan sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho các bệnh nhân ung thư phải dùng hóa trị.

5. Chia nhỏ bữa ăn

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 5

Mất cảm giác thèm ăn là một trong những phản ứng phụ hàng đầu của hóa trị liệu. Do đó, thay vì buộc mình ăn ba bữa ăn lớn mỗi ngày, bạn có thể ăn 5-6 bữa nhỏ trong một ngày để giữ được dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

6. Gừng

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 6

Hóa trị có thể khiến dạ dày bạn nhộn nhạo và buồn nôn. Lúc này một chiếc kẹo gừng và giọt nước chanh sẽ rất có hiệu quả. Nhấm nháp chúng trước khi ăn sẽ giúp bạn đỡ chóng mặt đồng thời “trấn an” dạ dày của bạn.

7. Món ăn từ sữa, trứng

Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm dễ nuốt như sữa trứng, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứn, giòn và cay.

8. Tỏi & Hành tây

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 7

Tỏi và hành tây được đánh giá cao đối với những bệnh nhân ung thư đang trải qua hóa trị. Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa kích thích hệ miễn dịch tự vệ chống lại ung thư.

9. Protein

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 8

Điều quan trọng là phải có đủ lượng thực phẩm giàu chất đạm để phục hồi tế bào trong suốt các giai đoạn điều trị và hồi phục cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân đang điều trị có được khoảng 10% lượng calo hàng ngày từ các thực phẩm cao protein.

10. Thực phẩm chứa nhiều Carbs lành mạnh

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 9

Carbohydrate cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng để duy trì bất kỳ tác dụng phụ trong quá trình xạ trị. Chỉ cần tránh các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế và nhiều đường như bánh mì trắng, mì ống, gạo, khoai tây chiên, bánh bích quy và đồ nướng.

11. Các sản phẩm sữa không hoặc ít chất béo

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 10

Sữa và các sản phẩm sữa như phô mai và sữa chua cung cấp nhiều canxi, kali và các chất dinh dưỡng khác. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa các sản phẩm sữa, vậy hãy dùng đậu nành, hạnh nhân hoặc sữa dừa mà không cần thêm đường.

12. Uống nhiều nước

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 11

Bạn cần uống nhiều nước trong quá trình điều trị này. Cần phải giữ nước trong suốt quá trình xạ trị, đặc biệt nếu bạn bị tiêu chảy.

13. Bữa ăn giàu dinh dưỡng

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 12

Các bữa ăn giàu chất dinh dưỡng là chìa khóa để hồi phục sau khi điều trị bằng xạ trị. Ăn các bữa ăn có hàm lượng calo thấp, ít bổ dưỡng sẽ không cung cấp đủ năng lượng yêu cầu cho cơ thể. Do đó, bạn hãy thêm các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất khi làm hóa trị.

Theo Boldsky

Minh Minh

Bệnh nhân ung thư cần phải có một chế độ ăn kiêng phù hợp để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, có thể đối phó với các phương pháp trị liệu khắc nghiệt trong quá trình điều trị.

Hóa trị và xạ trị là gánh nặng lớn đối với hệ thống dinh dưỡng của cơ thể bệnh nhân ung thư. Có một số tác dụng phụ sẽ nảy sinh do hóa trị và thực phẩm cùng dinh dưỡng sẽ giúp bạn chống lại những tác dụng phụ đó.

1. Cà rốt

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 1

Cà rốt có chứa một số hợp chất thực vật có thể làm cho hóa trị liệu có hiệu quả hơn bằng cách làm ngừng phản ứng cơ thể có thể gây trở ngại cho điều trị ung thư. Cà rốt là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bệnh nhân dùng hóa chất.

2. Ăn lỏng nếu khô miệng

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 2

Miệng khô lưỡi khô là một tác dụng phụ thường gặp khi làm hóa trị chữa ung thư và khiến bệnh nhân khó nuốt. Bạn hãy làm mềm thức ăn bằng cách xay nát hoặc chế biến dưới dạng nước sốt, đồ uống hoặc sữa ít béo.

3. Gạo và chuối nếu tiêu chảy

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 3

Tiêu chảy là một trong những phản ứng phụ hàng đầu của hóa trị liệu. Do đó, thức ăn nhẹ như gạo, chuối, táo nấu chín và bánh mì nướng khô sẽ giúp bạn giữ được phân nếu bị tiêu chảy. Bạn cần phải tránh thực phẩm chất béo, trái cây tươi và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì chúng sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.

4. Hạt nguyên chất cho táo bón

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 4

Ngược lại, nếu bạn bị táo bón, vậy phải uống nhiều chất lỏng và ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô, đậu khô hoặc đậu Hà Lan sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Đây là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho các bệnh nhân ung thư phải dùng hóa trị.

5. Chia nhỏ bữa ăn

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 5

Mất cảm giác thèm ăn là một trong những phản ứng phụ hàng đầu của hóa trị liệu. Do đó, thay vì buộc mình ăn ba bữa ăn lớn mỗi ngày, bạn có thể ăn 5-6 bữa nhỏ trong một ngày để giữ được dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

6. Gừng

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 6

Hóa trị có thể khiến dạ dày bạn nhộn nhạo và buồn nôn. Lúc này một chiếc kẹo gừng và giọt nước chanh sẽ rất có hiệu quả. Nhấm nháp chúng trước khi ăn sẽ giúp bạn đỡ chóng mặt đồng thời “trấn an” dạ dày của bạn.

7. Món ăn từ sữa, trứng

Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm dễ nuốt như sữa trứng, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứn, giòn và cay.

8. Tỏi & Hành tây

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 7

Tỏi và hành tây được đánh giá cao đối với những bệnh nhân ung thư đang trải qua hóa trị. Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa kích thích hệ miễn dịch tự vệ chống lại ung thư.

9. Protein

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 8

Điều quan trọng là phải có đủ lượng thực phẩm giàu chất đạm để phục hồi tế bào trong suốt các giai đoạn điều trị và hồi phục cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân đang điều trị có được khoảng 10% lượng calo hàng ngày từ các thực phẩm cao protein.

10. Thực phẩm chứa nhiều Carbs lành mạnh

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 9

Carbohydrate cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng để duy trì bất kỳ tác dụng phụ trong quá trình xạ trị. Chỉ cần tránh các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế và nhiều đường như bánh mì trắng, mì ống, gạo, khoai tây chiên, bánh bích quy và đồ nướng.

11. Các sản phẩm sữa không hoặc ít chất béo

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 10

Sữa và các sản phẩm sữa như phô mai và sữa chua cung cấp nhiều canxi, kali và các chất dinh dưỡng khác. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa các sản phẩm sữa, vậy hãy dùng đậu nành, hạnh nhân hoặc sữa dừa mà không cần thêm đường.

12. Uống nhiều nước

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 11

Bạn cần uống nhiều nước trong quá trình điều trị này. Cần phải giữ nước trong suốt quá trình xạ trị, đặc biệt nếu bạn bị tiêu chảy.

13. Bữa ăn giàu dinh dưỡng

Benh nhan ung thu: An nhung loai thuc pham nao cho khoe? - Anh 12

Các bữa ăn giàu chất dinh dưỡng là chìa khóa để hồi phục sau khi điều trị bằng xạ trị. Ăn các bữa ăn có hàm lượng calo thấp, ít bổ dưỡng sẽ không cung cấp đủ năng lượng yêu cầu cho cơ thể. Do đó, bạn hãy thêm các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc vào chế độ ăn uống của mình để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất khi làm hóa trị.

Theo Boldsky

Minh Minh

 

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, đa số là do suy kiệt cơ thể. Vì thế, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống.

Không ít bệnh nhân ung thư đã bất chấp lời khuyên của bác sĩ, tự ý ăn kiêng quá mức dẫn đến suy kiệt mà chết vì tin lời "chém đinh chặt sắt" của các "thánh" chữa ung thư (thầy lang, lang vườn).

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, đa số là do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể bị phá huỷ.

Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với người bị ung thư (Ảnh minh họa).

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

Nguyên tắc chung:

- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

- Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.

- Chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp, nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.

- Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.

- Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.

Theo thống kê của các bác sĩ, nhiều người bệnh ung thư thường tử vong vì cơ thể suy kiệt trước khi có đủ sức để vượt qua được các đợt điều trị bằng hóa chất, xạ trị, phẫu thuật. Do đó, một lối sống lạc quan, vui vẻ và khoa học sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và vượt qua được giai đoạn điều trị khó khăn. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng mà các bác sĩ khuyên dành cho người bệnh ung thư trong cuộc chiến gian nan này.

- Tăng cường các loại rau xanh

Các loại rau cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại rau họ cải như cải bắp, súp lơ, cải bó xôi... Những loại rau này rất giàu beta-carotene, folate và glucosinolate có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u. Các nghiên cứu còn cho thấy, việc tiêu thụ các loại rau họ cải còn có tác dụng phòng chống ung thư, giảm các số ca mắc trong nhóm cộng đồng tiêu thụ.

- Tăng cá, giảm thịt

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, vitamin D có trong các loại thịt, cá đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Thậm chí, hàm lượng vitamin D có trong máu tỉ lệ thuận với khả năng sống sót của người bệnh ung thư với tỉ lệ càng cao, khả năng khỏi bệnh, tránh tái phát và kéo dài sự sống cũng cao hơn. Loại vitamin này có nhiều trong cá hồi hoặc khi con người tổng hợp từ ánh sáng mặt trời.

Ngoài việc tăng cường các loại rau củ và hạn chế các loại thịt, người bệnh ung thư vẫn nên giữ cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ đạm, tinh bột và chất béo, uống nhiều nước. Thức ăn nên được chế biến đa dạng, dễ tiêu, mùi vị, màu sắc hấp dẫn, đổi món thường xuyên. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với tình trạng cụ thể của mình.

BS Phạm Thị Việt Hương

Bệnh viện K Tân Triều - Hà Nội

 

 Chế độ ăn này được coi là có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 40% ở phụ nữ

Chế độ ăn này được coi là có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 40% ở phụ nữ

 

Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho rằng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú của phụ nữ sau mãn kinh.

 

Chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều hoa quả, hạt ngũ cốc, cá và dầu ô-liu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh lên đến 40%, một nghiên cứu được công bố đã chứng minh điều đó.

Chế độ ăn giảm thiểu đến mức tối đa bánh mì trắng, thịt đỏ và đồ ngọt sẽ làm giảm đáng kể khả năng mắc ung thư vú âm tính estrogen receptor ở phụ nữ sau mãn kinh.

Gần 1/3 trong số 55.000 phụ nữ ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm có hình thức này. Khoảng 11.400 phụ nữ chết vì ung thư vú ở Anh mỗi năm.

Một chế độ ăn Địa Trung Hải điển hình bao gồm một lượng lớn protein thực vật có trong các loại hạt, đậu lăng, ngũ cốc, cá và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh trong dầu ô-liu.

Đường tinh chế và chất béo bão hòa được hạn chế ở mức tối thiểu trong khẩu phần ăn này.

Giáo sư Piet Van Den Brandt, từ Đại học Maastricht ở Hà Lan, trưởng nhóm nghiên cứu đã thực hiện cuộc khảo sát 62.000 phụ nữ trên 20 tuổi.

Ông cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi có thể mang đến nhận thức mới mẻ về một chế độ ăn để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Chúng tôi tìm thấy một liên kết mạnh mẽ giữa chế độ ăn Địa Trung Hải và giảm estrogen receptor tiêu cực có nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh, thậm chí ở những vùng dân cư không thuộc Địa Trung Hải”.

Chế độ ăn này được coi là có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 40% ở phụ nữ - Ảnh 1.

Một chế độ ăn Địa Trung Hải điển hình bao gồm một lượng lớn protein thực vật có trong các loại hạt, đậu lăng, ngũ cốc, cá và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh trong dầu ô-liu.

Rượu, một phần của chế độ ăn uống truyền thống Địa Trung Hải đã bị loại trừ khỏi nghiên cứu vì mối liên hệ của nó với bệnh ung thư vú, gần 12.000 trường hợp ung thư vú có thể được ngăn chặn ở Anh mỗi năm nếu chúng ta ngừng uống rượu.

Tiến sĩ Panagiota Mitrou, giám đốc tài chính nghiên cứu tại tổ chức từ thiện Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, nơi đã trả tiền cho nghiên cứu này cho biết: “Bệnh ung thư vú là rất phổ biến ở Anh, việc phòng ngừa là quan trọng nếu chúng ta muốn thấy sự giảm thiểu số lượng phụ nữ mắc bệnh này”.

Chế độ ăn này được coi là có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 40% ở phụ nữ - Ảnh 2.

Chế độ ăn Địa Trung Hải có ảnh hưởng không đáng kể đến nguy cơ ung thư vú dương tính estrogen.

Thực phẩm đậu nành cũng có ích

Người mắc bệnh ung thư vú có nhiều khả năng sống sót nếu họ ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ.

Nghiên cứu đã chỉ ra, đậu nành, còn được gọi là đậu edamame, có thể làm giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân ung thư vú khoảng 21%.

Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư, cho thấy isoflavone, hóa chất được tìm thấy trong đậu nành, làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú.

Chế độ ăn này được coi là có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 40% ở phụ nữ - Ảnh 3.

Chế độ ăn "Địa Trung Hải" sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 40 ở phụ nữ sau mãn kinh.

Trước đó, một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Piacenza (Italia) cũng đưa ra kết luận đồng tình với khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vú của chế độ ăn Địa Trung Hải.

Nghiên cứu được tiến hành với 300 phụ nữ trong tình trạng bệnh ung thư đã thuyên giảm được theo dõi suốt 3 năm liền.

Kết quả cho thấy, trong thời gian 3 năm, 11 bệnh nhân vẫn duy trì chế độ ăn bình thường của họ, bị tái phát bệnh. Trong khi đó, không ai trong nhóm ăn theo chế độ Địa Trung Hải bị mắc bệnh trở lại.

Những người được xem là phát huy được tối đa lợi ích từ chế độ ăn Địa Trung Hải uống ít hơn 1 loại đồ uống/ngày với phụ nữ và 1-2 loại với nam giới; ăn ít hơn 3 phần thịt đỏ/ngày.

Họ cũng có thể ăn nhiều phần trái cây và rau mỗi ngày, 1 phần ngũ cốc nguyên cám và 4 phần cá/tuần.

Tuy nhiên, nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quốc tế về Ung thư cũng cho rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có ảnh hưởng không đáng kể đến nguy cơ ung thư vú dương tính estrogen.

(Nguồn: DailyMail)

 

 

Quả mâm xôi không chỉ đẹp mắt và kích thích vị giác mà còn có nhiều tác dụng, lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ...

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư


Hình ảnh 9 lợi ích tuyệt vời của quả mâm xôi ít người biết số 1

Quả mâm xôi có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ảnh: Internet

Sức khỏe đời sống thông tin cho biết quả mâm xôi có chứa các chất chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả.

Nghiên cứu động vật chỉ ra rằng dinh dưỡng thực vật mâm xôi có một vai trò quan trọng trong việc giảm stress oxy hóa, giảm viêm và hạn chế sự phát triển, sinh sản của những tế bào ung thư. 

Tốt cho tim mạch

Trong mâm xôi có chứa hàm lượng kali giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp. Ngoài ra, trong quả mâm xôi còn rất giàu khoáng chất như mangan, đồng, sắt và sản xuất hồng cầu.

Cải thiện chức năng sinh sản


Hình ảnh 9 lợi ích tuyệt vời của quả mâm xôi ít người biết số 3

Quả mâm xôi có tác dụng rất tốt đối với hệ tim mạch. Ảnh: Internet

Thông tin trên báo Lao Động cho biết trong quả mâm xôi có chứa hàm lượng vitamin C và magie dồi dào giúp cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. 

Tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng

Thói quen ăn quả mâm xôi có thể giúp ngăn ngừa tổn thương não và mất trí nhớ liên quan đến lão hóa.

Ngoài ra, quả mâm xôi cũng giúp ngăn ngừa bệnh tật cũng như những triệu chứng khác của tuổi già, giảm căng thẳng thông qua những chất chống oxy hóa hiệu quả. 

Tăng cường hệ miễn dịch


Hình ảnh 9 lợi ích tuyệt vời của quả mâm xôi ít người biết số 4

Quả mâm xôi giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Ảnh: Internet

Quả mâm xôi chứa nhiều hàm lượng vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch nói chung đối với những bệnh hàng ngày và nhiễm trùng hiếm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của virus.

Chống viêm hiệu quả

Sức khỏe đời sống dẫn lại nghiên cứu mới đây cho thấy chất acid ellagic, một chất chống oxy hóa phenol tự nhiên có trong trái cây và rau củ và đặc biệt có nhiều trong nước ép quả mâm xôi giúp chống viêm ở vùng dạ dày và ruột. Thói quen ăn quả mâm xôi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa thiệt hại cho màng tế bào thông qua những đặc tính chống viêm của nó. 

Tốt cho người bị đái tháo đường


Hình ảnh 9 lợi ích tuyệt vời của quả mâm xôi ít người biết số 5Quả mâm xôi rất tốt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường. Ảnh: Internet

Trong quả mâm xôi có chứa Rheosmin, Tiliroside, fructose, chất xơ cao, ngoài ra chỉ số đường huyết thấp chính là lý do mâm xôi trở thành món tráng miệng thích hợp đối với những ai mắc bệnh đái tháo đường. 

Tốt cho mắt

Với sự kết hợp của chất chống oxy hóa (vitamin C, vitamin A) và phenol trong quả mâm xôi sẽ giúp tránh khỏi bệnh tật và bảo vệ các màng của mắt sản xuất thủy dịch. Chất acid ellagic cũng giúp duy trì thị lực khỏe mạnh. 

Tốt cho xương

Hàm lượng mangan trong quả mâm xôi sẽ giúp cơ thể hình thành những mô liên kết nối, đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng cấu trúc xương, giúp xương cứng và chắc hơn. 

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Đậu nành, bí đỏ, bông cải xanh hay mùi tây là những thực phẩm phổ biến bạn nên sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư vú, đồng thời giảm bệnh tái phát.

Đậu nành

Theo Prevention, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường xuyên bổ sung daidzein và genistein, 2 hợp chất có nhiều trong đậu nành, ít nguy cơ mắc bệnh xơ vú. Ngoài ra, đậu nành còn giảm bớt tác dụng phụ của thời kỳ mãn kinh, bao gồm bệnh loãng xương và bệnh tim. Thực phẩm này cũng giúp ngăn ngừa khối u ung thư vú tái phát. Ảnh: Nationofchange.

Nghiên cứu cho thấy bí có tác dụng đáng kể đến sức khỏe của bộ ngực phụ nữ. Beta-carotene, sắc tố có trong bí và các thực phẩm màu đỏ hoặc cam, rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ các cục u, tác dụng phụ của bệnh xơ vú. Ảnh: Wordpress.

Việt quất

Tiêu thụ khoảng 170 g việt quất hoặc chiết xuất từ việt quất giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào khối u và bệnh ung thư vú. Ảnh: Prevention.

Bông cải xanh

Theo Eating Well, hợp chất sulforaphane trong bông cải xanh làm giảm độ lây lan, tái phát của các tế bào gây ung thư vú. Bạn có thể ăn sống hoặc hấp sơ bông cải xanh, còn luộc sẽ làm giảm lượng chất sulforaphane. Ảnh: Medicalnewstoday.

Mùi tây

Nghiên cứu của Đại học khoa học Missouri phát hiện loại thảo dược này có thể ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư. Hợp chất apigenin trong mùi tây tăng khả năng chống lại các khối u ung thư. Bạn có thể thêm vài lá rau mùi tây băm nhỏ vào món ăn hàng ngày để thưởng thức. Ảnh: Lovethegarden.

Theo Zing.vn

 

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu

 

"Lần đầu tiên mẹ mắc ung thư, tôi đang là một đứa trẻ, chưa biết chuyện gì. Nhưng 12 năm sau, là một chuyên gia dinh dưỡng nên tôi biết khả năng tự chữa bệnh của cơ thể".

Chữa lành đường ruột để chiến thắng ung thư vú lần 2

Khi bước sang tuổi 24, tiến sĩ Josh Axe, một chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ, đã phải chứng kiến căn bệnh ung thư vú của mẹ mình tái phát lần thứ 2.

Lần đầu tiên bà bị chẩn đoạn mắc bệnh này là cách đó 12 năm. Thời điểm đó, bà điều trị theo phác đồ của các chuyên gia tại bệnh viện Cleverland. Qua vài lần hóa xạ trị, bà đã được chẩn đoán là "khỏi ung thư" và khỏe mạnh.

"Lần đầu mẹ mắc bệnh, tôi đang là một đứa trẻ, chưa biết chuyện gì. Nhưng 12 năm sau, là một chuyên gia dinh dưỡng nên tôi biết khả năng tự chữa bệnh của cơ thể.

Tôi bắt đầu đặt ra các câu hỏi cho mẹ và một trong những điều đặc biệt nhất mà mẹ tôi bật mí chính là tình trạng tiêu hóa kém.

Bà kể lại rằng bà yếu hơn bao giờ hết và phải vật lộn với bệnh táo bón, nấm candida, trầm cảm và mệt mỏi mãn tính", tiến sĩ Axe kể lại.

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 1.

Hội chứng rò rỉ ruột khiến mẹ của tiến sĩ Axe không còn đủ sức chiến đấu với căn bệnh ung thư vú. (Ảnh: Telegraph)

Đó là lúc bác sĩ Axe bắt đầu nghiên cứu về Hội chứng rò ri ruột.

"Con tin rằng nếu 2 mẹ con mình cùng làm việc để "chữa lành và hàn gắn" hệ thống ruột, vá lại thành ruột thì vi khuẩn, độc tố và những mẩu thức ăn không tiêu hóa hết không còn bị rò rỉ ra ngoài và gây ra tình trạng viêm", Axe nói với mẹ mình.

Tiến sĩ Axe đã loại bỏ tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn (đặc biệt là thực phẩm có đường hoặc bột mì trắng như ngũ cốc, mì ống, bánh mì, đồ ăn vặt) ra khỏi chế độ ăn uống của mẹ mình.

Thay vào đó, anh đã bổ sung các loại thực phẩm chữa lành ruột như rau và trái cây hữu cơ, gà chạy bộ, cá hồi hoang dã và các sản phẩm hỗ trợ khác như nghệ, vitamin D3, tinh dầu trầm hương...

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 2.

Nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành hệ thống ruột.

Cuối cùng, điều này có vẻ lạ nhưng ông đã khuyến khích mẹ tiếp xúc với bụi bẩn. Tiến sĩ Axe cho rằng đây chính là chìa khóa để kích thích các vi khuẩn đường ruột đa dạng hơn và khỏe mạnh hơn.

"Tôi đi cưỡi ngựa cùng mẹ, làm vườn cùng mẹ và tất nhiên đến tận nơi để mua những cây rau hữu cơ mà rễ bám cả đất.

Chúng tôi không sử dụng các chất tẩy rửa hay nước rửa tay kháng khuẩn, vì như thế là giết đi những vi khuẩn có lợi", tiến sĩ Axe kể lại.

"Với chế độ ăn cẩn thận và lối sống lành mạnh, 2 mẹ con đã tạo ra một kỳ tích. 4 tháng sau lần chẩn đoán ung thư lần thứ 2, bác sĩ đã thấy khối u của mẹ tôi đã giảm kích thước xuống còn 50% so với trước đó.

Và một năm sau đó, mẹ tôi lại lần nữa được chẩn đoán là "khỏi ung thư" và khỏe mạnh. Đến nay đã là 10 năm và mẹ tôi cũng vừa mới bước qua tuổi 60".

Tiến sĩ Axe tin rằng tất cả những điều trên đã giúp chữa lành hệ thống ruột của mẹ mình, từ đó giúp cơ thể bà chống lại căn bệnh ung thư thành công.

Truy tìm nguồn gốc gây ra các căn bệnh, trong đó có ung thư để chữa bệnh

Hippocrates, được biết đến như là cha đẻ của nền y học phương Tây đã từng nói rằng "tất cả các bệnh đều bắt đầu ở ruột '.

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 3.

"Vì vậy, hãy hiểu rằng, chữa khỏi bệnh cũng từ đây mà thôi", tiến sĩ Josh Axe khẳng định.

Là tác giả cuốn sách vừa mới được xuất bản có tên "Ăn bẩn: Tại sao đường ruột có thể là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe", tiến sĩ Axe tin rằng một loạt các vấn đề sức khỏe cho thể giải quyết được thông qua chế độ ăn uống.

Theo Axe, mỗi người có một hệ thống ruột khác nhau, nên phương pháp điều trị cũng khác nhau.

"Hệ thống miễn dịch phần lớn được kiểm soát bởi một sự cân bằng tinh tế của vi khuẩn xấu và tốt trong đường ruột. Khi một sự cân bằng lý tưởng được duy trì, sức khỏe sẽ tốt, không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, khi hệ cân bằng bị phá vỡ (thường là do căng thẳng và chế độ ăn uống), dẫn đến một tình trạng được gọi là hội chứng "rò rỉ ruột", khi đó độc tố xâm nhập vào máu thông qua các bức tường thấm của ruột".

Tình trạng trên sẽ dẫn đến một phản ứng viêm như dị ứng, hen suyễn và viêm khớp. Các triệu chứng khác bao gồm đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, tăng cân, chóng mặt, quầng thâm dưới mắt và các tình trạng viêm da như eczema và mụn trứng cá.

Dựa trên nguyên lý này, tiến sĩ Axe đã thành công trong việc điều trị căn bệnh ung thư của mẹ mình.

Tuy nhiên, trong cuốn sách vừa xuất bản, ông cũng khẳng định không phải phương pháp của mình chữa được ung thư cho mẹ, mà đó là một yếu tố quan trọng góp phần chiến thắng trong cuộc chiến cam go đó.

Những liệu pháp tự nhiên giúp chữa trị ung thư hiệu quả

Trong kế hoạch điều trị bệnh ung thư cho mẹ, tiến sĩ Axe yêu cầu bà tuân thủ theo một kế hoạch điều trị hoàn toàn tự nhiên bao gồm nước ép rau quả, thực phẩm lợi khuẩn probiotic, thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng, các phương pháp giảm căng thẳng và cầu nguyện.

Và đây là những liệu pháp điều trị ung thư tự nhiên và khoa học mà tiến sĩ Axe đã lựa chọn cho mẹ để chữa lành cơ thể.

1. Liệu pháp GersonTS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 4.

Liệu pháp Gerson này được đặt theo tên của tiến sĩ Max Gerson, một bác sĩ người Mỹ gốc Đức, là người đã phát triển một trong liệu pháp điều trị ung thư tự nhiên hiệu quả nhất 90 năm trước.

Tiến sĩ Gerson đã giúp hàng trăm bệnh nhân ung thư kích hoạt khả năng tự làm lành bệnh phi thường của cơ thể bằng những cách cung cấp thực phẩm thực vật hữu cơ, nước ép và thải độc bằng cách thụt cà phê, gan bò và bổ sung vitamin cho cơ thể.

Mục tiêu của liệu pháp này là đưa cơ thể trở lại trạng thái trao đổi chất bình thường.

2. Chế độ ăn Budwig

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 5.

Trong những năm 1951, Giáo sư Johanna Budwig, người Đức, đã phát triển một chế độ ăn uống với dầu hạt lanh, sau này được gọi là chế độ ăn Budwig.

Giáo sư Budwig tuyên bố rằng trong khoảng thời gian hơn 50 năm, tỷ lệ người áp dụng thành công phương pháp này là trên 90%.

Cốt lõi của chế độ ăn Budwig là sự kết hợp giữa các axit béo có trong dầu hạt lanh (được chiết xuất từ hạt lanh) với protein từ pho mát không kem, bột nghệ, hạt tiêu đen để khôi phục lại hoạt động bình thường của các tế bào bị hư hỏng cũng như tái lập sự tăng trưởng tế bào bình thường.

3. Liệu pháp Enzyme

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 6.

Vào những năm 1900, tiến sĩ John Beard (Anh) đã phát hiện enzyme tuyến tụy phá hủy được các tế bào ung thư và ông tin rằng liệu pháp Enzyme có thể chữa ung thư hiệu quả cho một số loại ung thư.

Ông tập trung vào một chế độ ăn toàn diện, để tạo ra một môi trường lành mạnh để cơ thể tự chữa lành vết thương.

Bread phát hiện rằng chế độ ăn chay có thể giúp hệ miễn dịch nhận biết ra các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng, trong khi đối với chế độ ăn nhiều thịt thì ngược lại.

- Những người có khối u biểu mô như ung thư phổi, tụy, ruột kết, tuyến tiền liệt, tử cung nên theo chế độ ăn nhiều thực vật, ít hoặc không có đạm động vật.

- Những người có khối u liên quan tới máu và miễn dịch như ung thư máu, u tủy hay ung thư hạch cần phải theo một chế độ ăn nhiều chất béo và protein động vật, ít thực phẩm từ thực vật.

Ngoài ra, bác sĩ Beard cũng khuyên nên sử dụng enzyme thủy phân protein 3 lần/ngày, mỗi lần 5 gram trước bữa ăn để giảm viêm.

4. Liệu pháp sử dụng vitamin C Chelate

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 7.

Liệu pháp Chelate sử dụng các chất hóa học hoặc các hợp chất tự nhiên để loại bỏ chất độc kim loại ra khỏi cơ thể.

Cùng với phương pháp chelate, sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C cũng có thể ngăn ngừa và chống lại ung thư.

5. Liệu pháp điều trị bằng tinh dầu trầm hương

Được khuyến cáo bởi Tiến sĩ Budwig (đặc biệt là khi chống lại các khối u não), tinh dầu trầm hương là một trong những liệu pháp trị liệu ung thư tự nhiên có hiệu quả đến không ngờ.

Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Oklahoma (Mỹ) đã phát hiện tinh dầu trầm hương đã ngăn chặn được sự phát triển của bệnh ung thư và kích hoạt các cơ chế hoạt động tiêu diệt các tế bào ung thư nguy hiểm.

Thoa tinh dầu trầm hương lên cổ bạn 3 lần/ngày, đồng thời uống 3 cốc nước chứa tinh dầu này/ngày.

6. Thực phẩm lợi khuẩn Probiotic và thực phẩm chức năng

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 8.

Được biết đến như những "lợi khuẩn", probiotic là những vi sinh vật giúp giữ sự cân bằng tự nhiên trong quần xã vi sinh vật ở đường ruột của bạn.

Cách tốt nhất để bổ sung nhiều probiotic trong chế độ ăn là sử dụng chúng ở trạng thái tự nhiên nhất, chính là các sản phẩm sữa thô như phô mai, sữa chua kefir, và sữa chua.

7. Ánh nắng mặt trời và vitamin D3

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 9.

Các nhà khoa học tiếp tục chứng minh một thực tế rằng lượng cao các vitamin bổ tim, tan trong chất béo và các khoáng chất chính là chìa khóa giữ cơ thể bạn không bị ung thư.

Chỉ sau một năm bổ sung thêm vitamin D3, nguy cơ phát triển của tất cả các loại ung thư giảm xuống 77% một cách đáng kinh ngạc.

8. Nghệ và tinh nghệ

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 10.

Trong khi mối quan hệ giữa tinh nghệ và các loại bệnh đã được nghiên cứu rộng rãi thì các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tinh nghệ trong việc điều trị căn bệnh ung thư.

Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên các tế bào ung thư cho thấy rằng tinh nghệ thật sự có tác dụng chống lại ung thư, với khả năng ngăn chặn cũng như tiêu diệt các tế bào ác tính.

9. Liệu pháp oxy

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 11.

Theo Tiến sỹ Otto Heinrich Warburg, người dành giải thưởng Nobel Sinh lý-Y học, nguyên nhân gốc rễ của ung thư là thiếu oxy. Bởi thiếu oxy có thể gây ra tình trạng acid hóa trong cơ thể, dẫn đến sự phát triển của ung thư qua thời gian.

Ông cũng phát hiện ra rằng các tế bào ung thư là hiếm khí (tức là không sử dụng oxy), điều này có nghĩa là chúng không thể sống trong điều kiện có nồng độ oxy cao. Hay nói cách khác, tế bào ung thư sẽ chết khi cơ thể ở trong trạng thái kiềm.

10. Cầu nguyện và tĩnh tâm

TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu - Ảnh 12.

Bên cạnh hàng loạt những nghiên cứu về lợi ích chữa bệnh của việc cầu nguyện, trạng thái tĩnh tâm và lạc quan vào cuộc sống cũng là liều thuốc quý trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư.

Mọi người hãy tập dưỡng sinh, yoga hay thiền định, cầu nguyện để tránh xa hoặc thoát khỏi những "bản án tử hình" đang gây hoang mang cho toàn thế giới.

 

Tiến sĩ Josh Axe, một bác sĩ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng, hiện đang công tác tại Trường Đại học Dinh dưỡng Mỹ.

Từ năm 2009, anh luôn là khách mời chính trong các chương trình chăm sóc sức khỏe trên những kênh truyền hình nổi tiếng NBC, FOX, CBS…

Với mong muốn giới thiệu các sản phẩm tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa bệnh cho mọi người, năm 2008, bác sỹ Axe đã thành lập Trung tâm Y tế Exodus. Hiện đây là một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe bằng sản phẩm thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Dr Axe còn viết sách (Cẩm nang nấu ăn: Các chế độ thực phẩm, Bí mật của giải độc, chữa bệnh thủng đường ruột) và sản xuất các chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng khác.

Trang web www.DrAxe.com là một trong 10 trang web về sức khỏe tự nhiên được ghé thăm nhiều nhất thế giới.

* Tổng hợp từ nhiều nguồn

Bệnh nhân ung thư phải được ăn uống tốt, tâm lý vui vẻ giúp cơ thể nâng cao miễn dịch chống chọi lại căn bệnh quái ác.

Bỏ đói cơ thể tế bào ung thư cũng không chết

TS. Đinh Văn Lượng, PGĐ Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia cho hay, quan niệm sai trong ăn uống của bệnh nhân ung thư xuất phát từ việc thiếu hiểu biết của bệnh nhân và gia đình người bệnh. Số ca bệnh ung thư của Việt Nam cũng những năm gần đây rất nhiều, nhưng thông tin về căn bệnh này người lại không biết. Vì thiếu thông tin nên mọi người thường làm theo những gì đồn thổi.

“Không ít những trường hợp bệnh nhân ung thư phổi cho rằng kiêng ăn, thậm chí kiêng tuyệt đối thịt, rau có màu đỏ để hạn chế ung thư phát triển… Điều này là không đúng, để có sức điều trị bệnh ung thư cần phải ăn uống tốt. Bệnh ung thư nói chung và cả ung thư phổi nói riêng thì việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Thức ăn dinh dưỡng tốt sẽ làm hệ thống miễn dịch tốt hơn.  Nhất những bệnh nhân ung thư gia đoạn cuối suy nhược cơ thể thì càng phải ăn uống dinh dưỡng. Còn việc khối u to hay không là do tiến triển của bệnh”, TS. Đinh Văn Lượng nói.

Nhiều người bị mắc ung thư đang mơ hồ hoặc sai lầm trong ăn uống

 

Chế độ ăn đủ dưỡng chất sẽ tốt cho bệnh nhân ung thư, ảnh minh họa.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viên K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam chia sẻ: “Đang có rất nhiều bệnh nhân ung thư có quan niệm sai lầm trong ăn uống. Nhiều bệnh nhân nhịn ăn để tế bào ưng thư không phát triển, bị đói mà chết. Nhưng thực tế ngay cả khi bệnh nhân ung thư có không ăn gì tế bào ung thư vẫn sinh sôi và phát triển. Khi cơ thể kiệt sức chết đói tế bào ung thư vẫn sống”.

Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam phân tích thêm,  Ung thư như là một căn bệnh mãn tính có nguy cơ tái phát. Bệnh nhân ung thư cần phải hiểu đây là cuộc chiến lâu dài nên cần phải có sức khỏe tốt. Vì vậy bệnh nhân ung thư phải được ăn uống tốt, tâm lý vui vẻ giúp cơ thể nâng cao miễn dịch chống chọi lại căn bệnh quái ác.

Mắc ung thư nên ăn gì?

Th.s Doãn Thị Tường Vi, Viện Dinh dưỡng Lâm sàn cho biết, một chế độ ăn tốt cho bệnh nhân ung thư cần phải đầy đủ các nhóm thực phẩm: chất béo, đạm, ít tinh bột, ít đường (tế bào ung thư thích đường). Trong quá trình điều trị nên ăn  thực phẩm giàu protein bao gồm: Thịt nạc, thịt gà, cá; Trứng; Đậu và các loại hạt; Phô mai, sữa và sữa chua; Uống đủ nước 8 cốc/ ngày.

Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa và tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ sẽ tốt cho bênh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

“Chế độ ăn đủ dưỡng chất giúp cho bệnh nhân có thể lực để chiến đấu lại bệnh tật. Vì ung thư là căn bệnh tiêu tốn rất nhiều năng lượng”, Th.s Doãn Thị Tường Vi nói.

Bệnh nhân ung thư không nên ăn nhưng thực phẩm có nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, lợn xông khói, giăm bông…. Trong các thực phẩm này có chứ nitrosaminex là cho bệnh ung thư sẽ trầm trọng hơn. Tuyệt đối không được dùng rượu vì cuốn đi nhiều vitamin tan trong nước cũng như làm tăng tiêu thụ vitamin C, thiếc, selen, magie, calci và kali. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng lượng mỡ tích tụ trong tim và làm giảm chức năng miễn dịch.

Còn theo TS. Hoàng Đình Chân, Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện K, Giám đốc Bệnh viện U bứu Việt Hưng cho biết, để hạn căn bệnh  ung thư cần ăn nhiều trái cây, rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất, các hợp chất sinh hóa cùng các thành phần chất xơ có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư.  Ăn nhiều xơ còn làm giảm cholesterol trong huyết thanh và hoa quả, rau, ngũ cốc đều có hàm lượng chất xơ cao.

Theo Em đẹp

Tin vui đối với những người yêu chuộng vị cay nóng của ớt và gừng: mới đây, Hiệp hội Hóa học Mỹ vừa phát hiện ra một hợp chất chống ung thư tuyệt vời là sự kết hợp của 2 gia vị này.
Gừng và ớt đã trở thành sự kết hợp "lý tưởng" để chống ung thư.

Gừng từ lâu đã được coi là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, từ giúp trị cảm lạnh cho đến hỗ trợ điều trị một số bệnh nghiêm trọng nhờ đặc tính chống viêm. 

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cho thấy ớt có chứa capsaicin - có thể biến thành một hợp chất giúp ức chế các khối u gây ung thư khi kết hợp với thành phần 6-gingergol có trong gừng.

Trong nhiều tuần, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên những con chuột có khả năng bị ung thư phổi, chúng được cho ăn riêng lẻ capsaicin hoặc 6-gingerol, hoặc kết hợp cả hai.

Kết quả thu được cho thấy tất cả các con chuột tiếp nhận capsaicin đã bị ung thư phổi trong khi chỉ có một nửa số chuột được bổ sung 6-gingerol mắc phải tình trạng tương tự. Đáng ngạc nhiên hơn là chỉ có 20% số chuột hấp thụ cả hai hợp chất trên bị ung thư.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục tiến hành những nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách thức các hợp chất trên tương tác với nhau dẫn đến công dụng kỳ diệu này. Nghiên cứu này nếu thành công hứa hẹn sẽ thúc đẩy công cuộc đẩy lùi căn bệnh ung thư quái ác.
 
Theo: Lê Huyền/Báo Tin Tức
Tuesday, 20 September 2016 06:48

7 lưu ý để phòng bệnh ung thư

Phòng tránh ung thư bằng cách không hút thuốc lá thuốc lào, ăn uống vệ sinh an toàn, rèn luyện sức khỏe, đi khám định kỳ...

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất trên thế giới. Ước tính mỗi năm Việt Nam có 150.000 ca mắc mới, khoảng 70.000 người tử vong.

Có những loại bệnh có thể phòng ngừa bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phòng; 1/3 ung thư chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; 1/3 số ung thư còn lại người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực. Thực tế tại nước ta có rất ít bệnh nhân ung thư được chẩn đoán và điều trị sớm, hầu hết ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng.

Các bác sĩ chuyên ngành ung thư đưa ra 7 lời khuyên giúp bạn phòng bệnh:

Không hút thuốc lá, thuốc lào

Khói thuốc lá chứa trên 40 chất gây ung thư như benzopyren, nitrosamin, cadmium, nickel, urethan, toluidin... Trong đó, 3-4 Benzopyren là chất có khả năng gây ung thư trên thực nghiệm.

Hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% ca ung thư phổi. Nó còn gây ra nhiều bệnh ung thư khác trên họng, thanh quản, tuyến tụy, tử cung, cổ tử cung, thận... và là nguyên nhân chính của các bệnh gây tử vong hàng đầu như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chết do ung thư phổi và thanh quản cao gấp 10 đến 30 lần so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc ở người tuổi càng trẻ, thời gian hút càng dài, số lượng hút trong một ngày càng nhiều thì càng có nguy cơ cao. Những nguy hại do hít phải hơi thuốc lá của người khác hút (hút thuốc thụ động) cũng không kém phần nguy hiểm. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc. Người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư như chính người hút.

Người đang hút thuốc mà bỏ thì nguy cơ gây bệnh sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút, nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như bắng với người không hút.

7 lưu ý để phòng bệnh ung thư

Không ăn thực phẩm bị nhiễm mốc, hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, tăng trọng. (Ảnh: HDF).

Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm

Không ăn thực phẩm bị nhiễm mốc, hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, tăng trọng. Chất bảo quản, chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc, lên men là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, gan, đại tràng... Ước tính yếu tố này gây ra đến 35% các loại ung thư.

Thịt hun khói, cá muối, mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khú có nhiều muối nitrat, nitrit và nitrosamine..., các chất gây ung thư thực quản và dạ dày.

Gìn giữ môi trường trong sạch

Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), thuốc trừ sâu diệt cỏ là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và một số loại ung thư khác. Chất độc màu da cam (dioxin) không chỉ gây nên các dị tật bẩm sinh mà còn là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư, làm tăng tỷ lệ ung thư gan, máu, hạch, phần mềm.

Một tác nhân gây bệnh nữa là hóa chất sử dụng trong công nghiệp. Ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2-8% các loại ung thư. Chẳng hạn, ung thư bàng quang ở những người thợ nhuộm có tiếp xúc với chất aniline trong phẩm nhuộm, ung thư phổi ở những công nhân khai thác mỏ amiăng, làm việc ở nơi có tiếp xúc với thạch tín...

Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

Hạn chế số bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Càng có nhiều bạn tình thì khả năng cao mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như HIV hoặc HPV- virus gây u nhú ở người. Những người nhiễm HIV hoặc AIDS có nguy cơ bị ung thư hậu môn, gan và phổi cao.

HPV có liên quan với ung thư cổ tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, dương vật, cổ họng, âm hộ và âm đạo; đặc biệt là type 16, 18. Nó là nguyên nhân gây đến 70% ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virus này lây truyền qua đường sinh dục. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, đẻ nhiều hoặc có nhiều bạn tình.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B, HPV

Một số virus, vi khuẩn có thể gây ung thư. Chẳng hạn, virus viêm gan B là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát. Để phòng bệnh nên tiêm văcxin phòng viêm gan B, văcxin HPV phòng ung thư cổ tử cung. Hiện thị trường có 2 loại văcxin ngừa ung thư cổ tử cung phòng 2 tuýp và phòng 4 tuýp gồm các tuýp 9, 11, 16,18. Đây là 4 tuýp gây 80-95% ung thư cổ tử cung. Tại Việt Namcòn gặp một số tuýp khác tương đối phổ biến như 52, 58 có thể gây bệnh khác như mụn cóc, theo phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội).

7 lưu ý để phòng bệnh ung thưĐể phòng bệnh nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung.

Rèn luyện thân thể khỏe mạnh

Mỗi người cần có chế độ tập luyện đều đặn, giữ cân nặng ở mức lý tưởng giúp phòng bệnh ung thư và nhiều bệnh khác như tim mạch. Các hoạt động giải trí cường độ nặng gồm bóng rổ, bóng đá, tennis, bóng chuyền, cầu lông, chạy... Còn Đạp xe, đi bộ, dưỡng sinh, khiêu vũ được xếp vào nhóm hoạt động thể thao vừa phải. Người dân cần tránh thói quen tĩnh, hành vi tĩnh như ngồi chơi thư giãn, xem tivi, ngồi xe đạp, nằm võng, ngồi tàu...

Khám sức khỏe định kỳ

Nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần nhằm phát hiện sớm nhiều bệnh, trong đó có ung thư. Ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Người được phát hiện mang gene ung thư vú 1, 2 có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn bình thường, cần có chế độ theo dõi định kỳ theo tư vấn của bác sĩ.

Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, làm các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các tổn tương có nguy cơ cao biến thành ung thư, điều trị tiền ung thư. Theo Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm được Bộ Y tế công bố ngày 9/9, chỉ 25% phụ nữ độ tuổi 18-69 được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Theo VnExpress

Cơ sở lý thuyết của nhịn ăn để chữa bệnh là khi nhịn ăn cơ thể sẽ phải tự tiêu hao phần thịt của mình để duy trì sự tồn tại, do đó một số khối u, tổ chức viêm… sẽ tiêu đi và thay vào đó là các tế bào lành lặn.

Nhịn ăn để chữa bệnh đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Ở Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp đã có một số người tự chữa khỏi một số bệnh bằng phương pháp nhịn ăn.

Theo tiến sĩ Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, y học hiện nay không bài xích, phê phán phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh nhưng cũng không khuyến khích. Lý do vì quá trình nhịn ăn kéo dài sẽ dẫn đến một số diễn biến khác thường trong cơ thể. Vì thế cần phải có những nghiên cứu chứng minh các diễn biến đó không theo hướng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, cơ thể con người gồm nhiều cơ quan, bộ phận luôn cần được cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để tồn tại và hoạt động. Nhịn ăn kéo dài khiến nguồn năng lượng cạn kiệt, các chất dinh dưỡng thiếu hụt ảnh hưởng không tốt tới hàng loạt chức phận bên trong cơ thể, đặc biệt là não.

nhinan1-4175-1470538497
Ảnh minh họa: WP.

Trọng lượng của não chỉ chiếm một phần 40 trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu hao một phần tư lượng ôxy và một phần 5 lượng máu cung cấp dưỡng chất cho toàn thân. Não là bộ phận tiêu thụ lớn nhất nguồn năng lượng của cơ thể. Nếu tế bào não bị đói sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương là nơi điều hành mọi hoạt động chức năng của cơ thể.

Lượng đường huyết trong máu giảm thấp dưới 80mg/ dl thì cơ thể đã có biểu hiện mệt mỏi, bủn rủn chân tay đầu óc kém minh mẫn, hạ huyết áp, tim loạn nhịp, toàn thân vã mồ hôi. Nếu đường huyết giảm nhiều hơn sẽ dẫn đến hôn mê, nguy kịch. Việc duy trì mức đường huyết ổn định bình thường là nhờ được cung cấp các thức ăn tạo năng lượng gồm chất bột, béo, đạm.

Cơ sở lý thuyết của nhịn ăn để chữa bệnh là khi nhịn ăn cơ thể sẽ phải tự tiêu hao phần thịt của mình để duy trì sự tồn tại, do đó một số khối u, tổ chức viêm… sẽ tiêu đi và thay vào đó là các tế bào lành lặn. Tuy nhiên việc nhịn ăn cũng khó thực hiện, người nhịn ăn phải có quyết tâm cao, khi nhịn ăn phải 7-8 ngày trở lên và tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc về ăn uống. Quá trình này cần có sự chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ của người có chuyên môn y tế để phát hiện và xử trí kịp thời những diễn biến không tốt xảy ra, tiến sĩ Thanh cho biết.

Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc bệnh viện K Trung ương, bệnh nhân ung thư nhịn ăn, ăn gạo lứt muối vừng hoặc không ăn các chất dinh dưỡng... với hy vọng “bỏ đói” khối u để nó chậm phát triển hoặc chết là một phương pháp phản khoa học.

Giáo sư Đức cho rằng nhịn đói hay không nhịn đói thì tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn. Tế bào ung thư có phát triển được hay không phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngược lại, đối với những bệnh nhân đã suy kiệt cả tinh thần, thể lực và sức đề kháng, tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, nếu đói, bệnh nhân ung thư sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh, giáo sư Đức cho biết.

Tiến sĩ Thanh nhấn mạnh, mỗi cơ thể có sự điều chỉnh, thích hợp khác nhau nên không phải ai nhịn ăn cũng chữa được bệnh. Có những trường hợp thất bại dẫn đến hậu quả nguy hiểm như viêm phổi, suy nhược cơ thể, ngất… Nhịn ăn hoặc kiêng ăn một cách quá khắt khe về cơ bản là trái ngược với khoa học dinh dưỡng.

Theo các nhà dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe con người cần phối hợp nhiều loại thức ăn trong ngày (khoảng 15-20 loại thực phẩm khác nhau). Như vậy mới cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng nên có. Thỉnh thoảng có thể nhịn ăn với sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng và thực hiện các bữa ăn nhẹ (nghèo calo). Nhịn ăn với mục đích chữa bệnh cần được cân nhắc với từng cá thể, từng loại bệnh và theo dõi chặt chẽ của người có kiến thức về y tế cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Hà An / VnExpress/http://suckhoe.com.vn

Việc duy trì chế độ ăn đúng đóng vai trò chìa khóa trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư.

Mặc dù chưa ai biết nguyên nhân chính xác của ung thư, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lớn các trường hợp tử vong vì ung thư có liên quan tới những lựa chọn lối sống. Cũng giống như hút thuốc, uống rượu và thiếu luyện tập có thể ảnh hưởng tới sức khỏe chung, việc duy trì chế độ ăn đúng đóng vai trò chìa khóa trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư:

1. Ăn thực phẩm tươi mới

Ăn nhiều những thực phẩm từ thực vật như hoa quả, rau, ngũ cốc toàn phần, các loại hạt, đậu vv… Bắt đầu ngày mới với hoa quả và các loại hạt. Ăn sáng bằng ngũ cốc. Ăn một khẩu phần lớn sa lát các loại rau như rau diếp, cà chua, dưa chuột trước bữa trưa và trước bữa tối. Ăn nhẹ bằng hoa quả và các loại hạt (hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó)…Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn ít hoa quả và rau xanh có nguy cơ gấp hai lần bị ung thư so với những người ăn lượng vừa phải hoa quả và rau. Hoa quả đặc biệt giúp bảo vệ chống loại các loại ung thư thực quản, thanh quản và ung thư liên quan đến khoang miệng. Bằng chứng chỉ ra rằng ăn nhiều hoa quả và rau có thể bảo vệ hiệu quả chống lại ung thư tuyến tụy, dạ dày, đại trực tràng, bàng quang, cổ tử ung, buồng trứng và nội mạc tử cung.

2. Tăng cường hấp thu chất xơ

Chất xơ là thành phần chính làm giảm nguy cơ ung thư. Tất cả những thực phẩm từ thực vật giàu chất xơ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ những chất gây ung thư ra khỏi đường ruột trước khi chúng kịp gây hại cho bạn. Bạn có thể bổ sung chất xơ trong chế độ ăn bằng cách thay thế gạo trắng bằng gạo nâu, ăn hoa quả cả vỏ, lựa chọn bỏng ngô thay vì khoai tây chiên. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp thu chất xơ từ chế độ ăn có liên quan tỉ lệ nghịch với nguy cơ ung thư.

3. Tránh thực phẩm chế biến sẵn

Càng ăn những thực phẩm dưới dạng nguyên chất, hiệu quả bảo vệ cơ thể càng cao. Ví dụ, thay vì nước nước ép cam, hãy bóc vỏ và ăn cả quả cam.

4. Giảm thịt đỏ và sữa béo nguyên chất

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn kiêng giảm 50% nguy cơ ung thư so với những người ăn thịt. Điều này là vì thịt và sữa thiếu chất xơ, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có đặc tính bảo vệ chống ung thư và nhiều chất béo bão hòa có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư. Nhưng bạn không nên loại bỏ thịt hoàn toàn khỏi chế độ ăn mà chỉ nên hạn chế. Chọn cá hoặc thịt gà nạc vì chúng chứa ít chất béo, tránh thịt chế biến sẵn như xúc xích. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do nitrosamin có trong chúng.

5. Lựa chọn chất béo một cách thông minh

Các chất béo no và chất béo trans gây hại cho sức khỏe vì vậy hãy hạn chế chúng. Chất béo no (chất béo xấu) có trong bơ, trứng, sữa nguyên kem và thịt đỏ, chất béo trans có trong thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt như bánh mì kẹp thịt, pizza. Mặt khác, các chất béo không no (chất béo tốt như MUFA và PUFA được tìm thấy trong các loại dầu dạng lỏng như dầu oliu…

Các nguồn chất béo không no khác là quả bơ, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân. Ngoài ra, tập trung vào axit béo omega-3 để giúp chống viêm và hỗ trợ sức khỏe não và tim. Những nguồn axit béo omega-3 phong phú gồm cá hồi, cá ngừ và hạt lanh. Bạn có thể ăn cá 1 hoặc 2 lần mỗi tuần, cùng với bổ sung hạt lanh vào món sa lát, tránh thực phẩm chiên, kiểm tra thành phần chất béo xấu trên nhãn mác thực phẩm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo có liên quan tới nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng, với chất béo no được cho là đặc biệt có liên quan. Trong khi đó, đối với ung thư vú, hàm lượng chất béo toàn phần trong cơ thể là một yếu tố nguy cơ. Vì vậy, cần cắt giảm lượng chất béo.

6. Lựa chọn thực phẩm chống ung thư

Hệ miễn dịch cần khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây ung thư. Bạn cần ăn những thực phẩm nhiều màu sắc với các chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E và selen) và các hóa chất thực vật giúp tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật. Những thực phẩm như cà chua, súp lơ xanh, các loại rau lá xanh sẫm, nho, nam việt quất, cà rốt, bắp cải, tỏi, hành, nho, việt quất, ớt, các sản phẩm đậu nành như đậu phụ. Trà xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì thế thay vì uống trà đen, hãy uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày.

7. Uống nhiều nước

Tăn cường hấp thu nước giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và bổ sung dinh dưỡng để tiêu diệt và ngăn ngừa các tế bào ung thư nhân lên. Tránh các đồ uống có đường như cola, nước ép trái cây vì chúng làm tăng tình trạng viêm và nguy cơ phát triển ung thư.

8. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến

Rửa sạch rau và hoa quả bằng bàn chải để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Ăn sống càng nhiều càng tốt, điều này sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng. Luộc rau với ít nước. Tránh đun dầu quá nóng vì nó có thể trở thành chất gây ung thư.

9. Duy trì những thói quen nấu ăn lành mạnh

Thay vì chiên, xào, hãy lựa chọn những cách chế biến lành mạnh như bỏ lò, luộc, hấp. Ngoài ra, bảo quản dầu ăn ở nơi tối, mát để tránh giảm mùi vị. Sử dụng lò vi sóng thân thiện với chất lượng tốt để phòng ngừa tương tác vật liệu nhựa với thực phẩm.

10.  Tránh ăn thực phẩm ôi, thiu

Tránh những thực phầm ôi thiu, ẩm mốc vì chúng có khả năng chứa aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh. Các loại hạt sẽ tươi lâu hơn nếu để trong tủ lạnh hoặc tủ đá.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

Hầu hết chúng ta đều nghe thấy khả năng chống ung thư của củ nghệ. Ít ai biết rằng, gừng cũng có thể được coi là một loại thuốc tuyệt vời để điều trị ung thư.
Ảnh minh họa: Internet Ảnh minh họa: Internet

Theo Naturalnews, gừng có khả năng này bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ.

Làm thế nào để bổ sung gừng?

Cách đơn giản nhất là thêm gừng vào các món ăn như súp, món xào, thịt hầm…. hoặc trà gừng. Nếu bạn không thích mùi vị của gừng, bạn có thể bổ sung bằng uống các viên nang có chiết xuất gừng. Gừng giúp chống viêm, bởi các bệnh nhân ung thư thường phải điều trị chứng viêm mãn tính, một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển các tế bào ung thư.

Gừng còn có các hợp chất chống ôxy hóa giúp chống lại ung thư bằng cách giảm tổn thương mô ôxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Trong một nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ), các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những con chuột và kết quả cho thấy, việc uống chiết xuất gừng thường xuyên có thể làm giảm kích thước của khối u tuyến tiền liệt tới 56%.

Có gần 17 nghiên cứu khác trên cả động vật và con người đều cho thấy, gừng không chỉ làm thu hẹp lại các khối u mà còn để ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.

Hãy bổ sung gừng ngay từ bây giờ để có thể chống viêm, ngăn ngừa ung thư và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Theo SKGĐ

Có nhiều cách nấu nướng thiếu khoa học đã được chứng minh là sai lầm cơ bản gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe. Là người làm nội trợ, nhất định bạn phải tránh xa.

1. Ướp thực phẩm bằng dầu ăn trước khi nấu

Đối với các món xào thập cẩm, rất nhiều người thường đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn.

Tuy nhiên phương pháp nấu ăn này sẽ khiến cơ thể dung nạp thêm nhiều chất béo, hàm lượng dinh dưỡng có trong rau củ cũng bị tổn hại, đồng thời cũng có thể sinh ra chất gây ung thư .

Kiến nghị mọi người nên hạn chế ăn đồ xào rán, tốt nhất nên lựa chọn các món luộc, salat, hấp.

2. Để dầu sôi quá lửa mới xào thức ăn

Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi mới cho thực phẩm vào xào.

Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, dễ sản sinh ra chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong điều kiện như vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ sẽ bị phá hủy.

Ngoài ra, ở nhiệt độ dầu ăn như vậy, các vitamin có trong dầu ăn không những bị phá hủy, mà các axit béo cần thiết cho cơ thể cũng bị phá hủy bới quá trình oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu ăn.

Khi đun nấu, nên kiểm soát nhiệt độ trong khoảng từ 150 độ C – 180 độ C, cách đơn giản nhất là nhúng đũa tre vào dầu ăn, khi thấy các bong bóng nhỏ xuất hiện quanh đũa ăn, tức là nhiệt độ dầu đã đủ nóng, có thể xào thực phẩm.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Tái sử dụng lại nồi đã nấu để nấu tiếp món mới

Rất nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc là thấy nồi nấu vẫn còn sạch nên sau khi xào xong một món ăn lại tiếp tục xào thêm món khác.

Tuy nhìn trong mặt nồi có vẻ sạch nhưng vẫn còn sót lại dầu mỡ và các vụn thức ăn thừa, nếu lại tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như chất benzopyrene…

Vì thế, sau khi xào xong một món ăn nên rửa thật sạch nồi nấu rồi mới tiếp tục xào sang món khác, chỉ giảm thiểu các chất gây hại mà còn phòng ngừa mùi vị của món ăn trước lẫn vào món ăn sau, ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.

4. Tận dụng lại dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Không ít người vì thói quen tiết kiệm tận dụng lại dầu ăn đã rán qua để tiếp tục xào và rán lại thực phẩm khác. Phương pháp nấu nướng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Bởi vì dầu sôi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acid béo dạng trans và các chất oxy hóa lipid độc hại, nếu tiếp tục sử dụng dầu rán này ở nhiệt độ cao các chất gây ung thư sẽ tăng nên đáng kể.

5. Vừa xào xong đồ ăn liền lập tức tắt ngay máy hút mùi

Trong quá trình xào nấu sẽ sinh ra một lượng lớn các chất có hại, máy hút mùi có tác dụng khử mùi rất tốt. Một số người có thói quen tắt máy hút mùi ngay khi vừa xào xong thức ăn.

Trên thực tế máy hút mùi cũng cần có thời gian mới khử được hết mùi thức ăn, nếu lập tắt ngay máy mùi thức ăn vẫn sẽ lưu lại trong căn bếp.

Chuyên gia khuyến cáo, sau khi xào nấu xong thức ăn vẫn nên để máy hút mùi hoạt động thêm 3 – 5 phút nữa để đảm bảo các chất có hại được khử đi hoàn toàn.

Ngoài ra, khi xào nấu phòng bếp nên mở cửa sổ, làm như vậy cũng giảm thiểu được các chất có hại lưu lại trong căn bếp.

Theo Trí thức trẻ

Page 1 of 16

Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 18846
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358446