Ung thư

Một xét nghiệm chẩn đoán mới được phát triển bởi các nhà khoa học ở Alberta sẽ cho phép nam giới bỏ qua được quá trình sinh thiết để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm kết hợp công nghệ nano để chẩn đoán chỉ sử dụng một giọt máu và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp hiện tại.

Xét nghiệm có tên là: EV-FPS (the Extracellular Vesicle Fingerprint Predictive Score) sử dụng một thiết bị đọc thông tin từ hàng triệu hạt nano tế bào ung thư trong máu để nhận biết ung thư tiền liệt. Xét nghiệm này được phát triển bởi các thành viên của nhóm sáng kiến Nghiên cứu Ung thư tuyến tiền liệt Alberta (APCaRI), đã được thử nghiệm trên một nhóm 377 nam nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt. Người ta phát hiện ra rằng EV-FPS xác định chính xác nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt chính xác hơn 40% so với xét nghiệm máu PSA phổ biến nhất hiện nay.

Ông John Lewis, Chủ tịch Viện nghiên cứu Ung thư tuyến tiền liệt của Đại học Alberta, nói: "Đối với xét nghiệm này, bạn muốn độ nhạy cao như vậy càng tốt bởi vì không muốn bỏ qua cơ hội phát hiện sớm để được điều trị". Theo nhóm nghiên cứu, các xét nghiệm hiện tại như PSA và khám trực tràng kỹ thuật số (DRE) thường dẫn đến sinh thiết không cần thiết. Ông Lewis nói rằng hơn 50 % nam giới trải qua sinh thiết nhưng lại không mắc ung thư tuyến tiền liệt, nhưng vẫn phải chịu đựng những ảnh hưởng đau đớn và tác dụng phụ của thủ thuật như nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn huyết. Ít hơn 20 % nam giới nhận sinh thiết tuyến tiền liệt được chẩn đoán có dạng ung thư tiền liệt tích cực có lợi từ điều trị.

Bác sĩ Adrian Fairey, tại Trung tâm Tiết niệu Northern Alberta, cho biết: "So với xét nghiệm PSA toàn phần,  xét nghiệm EV-FPS có thể dự đoán chính xác hơn kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt ở những nam giới". Với kết quả này, các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng để xác định người và tư vấn cho người nào thật sự cần phải sinh thiết tuyến tiền liệt và người không cần sinh thiết chỉ tiếp tục theo dõi ung thư tuyến tiền liệt.

Người dịch: TS. Lợi – Đơn vị GEN

Theo : Medicalexpress

https://medicalxpress.com/news/2017-06-blood-nanotechnology-aggressive-prostate-cancer.html

Nghiên cứu mới của ĐH chỉ ra rằng hành đỏ chứa nhiều flavonoid, có thể giúp chống lại ung thư đại tràng và ung thư vú.

Theo Abdulmonem Murayyan, nghiên cứu sinh tại Đại học Guelph, Ontario, Canada hành tây kích hoạt quá trình chết tế bào ung thư.  Chúng thúc đẩy môi tường không thuận lợi cho tế bào ung thư và phá vỡ mối liên kết giữa các tế bào ung thư, vốn ức chế sự phát triển”.

Nghiên cứu này, được đăng trên Food Research International chỉ ra rằng hành đỏ chứa hàm lượng cao quercetin, polyphenol thực vật thuộc nhóm flavonoid, được tìm thấy trong nhiều loại quả, rau, lá và ngũ cốc và có nhiều lợi ích như giảm viêm, chống dị ứng.

An hanh do co the giup chong ung thu

Hơn nữa, hành đỏ cũng chứa hàm lượng anthocyanin cao làm tăng thêm thuộc tính loại bỏ chất thải của phân tử quercetin.

 

Anthocyanin là thành phần mang đến màu sắc cho hoa quả và rau, điều này có nghĩa là hành có màu đỏ, màu tối nhất nên sẽ có tác dụng chống ung thư lớn nhất.

Trong nghiên cứu đầu tiên, khi kiểm tra xem hành có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư như thế nào, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không phải tất cả các loại hành đều có tác dụng như nhau. Hành càng có màu đỏ sậm thì tác dụng chống ung thư càng cao.

Murayyan cho biết: "Bước tiếp theo là tìm hiểu tác dụng chống lại ung thư của hành trên các thử nghiệm ở người”.

 Theo SKDS

 

Ai cũng có thể bị ung thư, giáo sư đầu ngành Việt Nam chỉ 9 dấu hiệu cần cực kỳ cảnh giác

Đồ họa: Mạnh Quân

 GS Nguyễn Bá Đức, nguyên giám đốc BV K, người vừa nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, khẳng định: Nguyên tắc chung không chỉ với bệnh ung thư: nếu được phát hiện sớm thì cơ may khỏi bệnh cao hơn.

 Giáo sư Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương- Phó Chủ tịch hội ung thưViệt Nam cho rằng ung thư là món quà không ai muốn nhận nhưng vì ta sống ở môi trường và theo thời gian bệnh tật vẫn đến.

Ai cũng có thể bị ung thư: Hãy lắng nghe cơ thể!

Giáo sư Nguyễn Bá Đức tâm sự ông đã gặp hàng nghìn bệnh nhân ung thư và tâm lý của mọi người thường coi ung thư là chết. Đây là suy nghĩ tiêu cực.

Hầu hết bệnh nhân khi bị ung thư, nhiều người suy nghĩ: "Tại sao tôi lại bị bệnh này, tôi có sống ác với ai đâu tại sao trời phật lại trừng phạt tôi"? GS Đức nhấn mạnh đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi ung thư không phải là sự trừng phạt.

Theo ông, bệnh ung thư và bệnh tim mạch là hai "món quà không mong muốn" của thượng đế dành cho loài người, nhất là người cao tuổi. 

Đã là "món quà" không mong muốn thì tức là con người vẫn phải nhận, bởi chúng ta sống trong môi trường xung quanh có hàng vạn yếu tố nguy cơ bao quanh và do tuổi tác. Cũng giống như cỗ xe nếu sử dụng càng lâu càng hỏng hóc nhiều. Nguyên tắc chung không chỉ với bệnh ung thư là: nếu được phát hiện sớm thì cơ may khỏi bệnh cao hơn.

Nếu để muộn điều trị bệnh rất khó khăn, nhiều khi nguy hiểm, ví dụ ruột thừa vỡ cũng tử vong, viêm gan, viêm phổi… nếu phát hiện muộn thì cũng tử vong nhanh chóng. Cho nên bệnh nào muộn cũng điều trị khó khăn, nếu bệnh nhân phát hiện sớm thì sẽ có hiệu quả điều trị rất sớm.

Ai cũng có thể bị ung thư, giáo sư đầu ngành Việt Nam chỉ 9 dấu hiệu cần cực kỳ cảnh giác - Ảnh 1.

Giáo sư Đức nói về cách phát hiện sớm ung thư đó là mỗi người hãy tự lắng nghe cơ thể mình, khi thấy có gì bất thường, thay đổi cần tới khám bác sĩ ngay. Bởi nếu đợi đến khi có đau, có hạch thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn.

Tuy nhiên, bản chất ung thư phức tạp, đa dạng, đa nguyên nhân, đa hình thái nên phát hiện sớm không dễ tý nào, nên phải quan tâm tới biểu hiện. 

9 dấu hiệu cần cực kỳ cảnh giác

Không có dấu hiệu chung cho ung thư, mà ung thư có hàng trăm bệnh - mỗi bệnh lại có những dấu hiệu khác nhau. Tuy vậy, tựu chung có 9 dấu hiệu phổ biến mà bất kỳ ai cũng cần cảnh giác đó có thể là triệu chứng của ung thư:

Ai cũng có thể bị ung thư, giáo sư đầu ngành Việt Nam chỉ 9 dấu hiệu cần cực kỳ cảnh giác - Ảnh 2.

1. Thứ nhất: Vết loét lâu liền, bình thường ai cũng có lúc loét da, miệng, thân thể nhưng loét phải lành sau điều trị một thời gian điều trị, còn loét ung thư lâu lành, chỉ dùng kháng sinh, bôi bình thường không được. 

Chính vì vậy, bất cứ ai khi có loét ở vùng đầu mặt cổ, lưỡi khoang miệng mà điều trị 10 ngày không khỏi cần nghĩ đến dấu hiệu ung thư.

2. Thứ hai: Ho dai dẳng, tức ngực điều trị lâu không khỏi cũng phải nghĩ đến ung thư. Cuộc sống mỗi người ai cũng có lúc ho do viêm họng do thời tiết, viêm nhiễm nhưng nếu dùng thuốc giảm ho, kháng sinh không khỏi thì cảnh giác ung thư phổi, đường hô hấp.

3. Thứ ba: Rối loạn về tiêu hoá như ậm ạch, chậm tiêu kéo dài phải kiểm tra xem dạ dày, đường tiêu hoá có gì bất thường không, nếu bất thường phải đề phòng ung thư đường tiêu hoá.

Ai cũng có thể bị ung thư, giáo sư đầu ngành Việt Nam chỉ 9 dấu hiệu cần cực kỳ cảnh giác - Ảnh 3.

4. Thứ tư: U cục ở chỗ nào đó trên khắp cơ thể, có hạch dưới hàm, cổ, bụng to lên nhanh, hạch ở ngoại vi dễ nhận thấy, ở phụ nữ hay gặp ở u cục ở vú.

5. Thứ năm: Nốt ruồi đổi màu, nhiều người có nốt ruồi tự nhiên to lên nhanh, khi va chạm chảy máu cảnh giác có thể nó đã ung thư hóa.

6. Thứ sáu: Rối loạn bất thường đại tiện, tiểu tiện như khó đi đại tiện, phân có máu, ngày đi nhiều lần lúc táo bón - lúc tiêu chảy, khuôn phân nát... là dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Tiểu tiện ra máu, đi tiểu nhiều hơn bình thường cần nghĩ ung thư bàng quang, tiền liệt tuyến…

Ai cũng có thể bị ung thư, giáo sư đầu ngành Việt Nam chỉ 9 dấu hiệu cần cực kỳ cảnh giác - Ảnh 4.

7. Thứ bảy: Nếu như có dấu hiệu xuất huyết bất thường, tự nhiên ho ra máu cần nghĩ đến ung thư phổi; chảy máu cam, máu mũi liên quan ung thư vòm hong; chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chảy máu giữa hai chu kỳ, quan hệ vợ chồng gây chảy máu có thể là ung thư cổ tử cung.

8. Thứ tám: Trường hợp tự nhiên thấy ù tai, hoa mắt, nhìn đôi, chóng mặt nghĩ đến ung thư vùng mũi họng do chèn ép dây thần kinh thị giác gây khó nhìn, nuốt khó, ngọng.

9. Thứ chín: Gày sút không rõ nguyên nhân cần đi khám kiểm tra nhất là ung thư hệ tạo máu như bạch cầu làm cho người bệnh xanh xao, gầy sút phải đi khám.

GS Đức cho biết khi có tất cả dấu hiệu này chưa chắc đã phải ung thư nhưng khi ta đã có cần kiểm tra ngay để loại trừ ung thư, tìm bệnh gì để điều trị đúng hướng.

Ngoài các dấu hiệu báo động trên, còn có thể áp dụng biện pháp chiếu chụp, xét nghiệm, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u nếu (như xét nghiệm máu có chất chỉ điểm ung thư PSA ở ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư vú…). Khi xét nghiệm thấy chỉ số tăng vọt lên nhiều lần thì có khả năng mắc ung thư cao.

Theo Trí Thức Trẻ

 

Những dấu hiệu cảnh báo ở lưỡi, đặc biệt lưu ý về nhiều bệnh ung thư
Ảnh minh họa

 

Theo y học cổ truyền, lưỡi thể hiện tình trạng sức khỏe của con người, xem lưỡi có thể phán đoán được nhiều bệnh tật, kể cả bệnh ung thư.

Trên đầu lưỡi có thể có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, nếu chúng ta kịp thời phát hiện sẽ rất có ích cho quá trình điều trị bệnh tiếp theo.

Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể con người là một chỉnh thể đối lập thống nhất theo quan niệm "bên trong như vậy tất sẽ biểu hiện bên ngoài", tức ngũ tạng lục phủ đều liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với lưỡi. Như vậy, kiểm tra đầu lưỡi chính là phương pháp quan trọng để chuẩn đoán bệnh trong Đông y. 

Riêng với bệnh ung thư, một người khi ung thư sắp phát tác hoặc đã bị bệnh rồi, trên đầu lưỡi có thể có những đặc điểm gì? Mặc dù những dấu hiệu đó chưa hẳn chắc chắn là biểu hiện của bệnh ung thư nhưng cũng cho thấy bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình.

Sau đây là một số biểu hiện bệnh qua tình trạng đầu lưỡi:

Lưỡi có màu trắng nhợt không có sự hồng nhạt như bình thường, lưỡi rêu mỏng là biểu hiện cơ thể suy nhược khí huyết. Lúc này, chức năng của các cơ quan lục phủ ngũ tạng trong cơ thể đang rối loạn thất thường. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng không ít bệnh nhân ung thư khi phát hiện ra bệnh đều trong tình trạng thiếu máu.

Lưỡi trắng nhợt, toàn bộ mặt lưỡi chỉ có màu trắng không có màu hồng nhạt của huyết sắc, xen lẫn các vết đốm màu tím, viền lưỡi không đều đặn là hiện tượng lưỡi dương hư ứ máu. Biểu hiện của người bệnh ung thư phổi lâu ngày.

Lưỡi có màu sẫm, lưỡi khô, trên lưỡi rêu vàng dày nhớt, viền lưỡi gai đỏ, hơi thở hôi miệng đắng, hình ảnh này là biểu hiện của người bệnh ung thư dạ dày lâu ngày.

Lưỡi nhợt kèm đốm ứ sẫm, viền lưỡi bao phủ các chấm xuất huyết màu tím, viền lưỡi mấp mô không đều đặn, rêu mỏng. Biểu hiện này của lưỡi là hiện tượng máu tụ khí ứ, kinh mạch không thông trong cơ thể.

Lưỡi to, lưỡi có màu trắng, rêu mỏng nhầy, cuống lưỡi rải rác các đám đờm vàng. Đây chính là đặc điểm lưỡi của người tạng tỳ hư, thấp khí khá thịnh.

Tuy rằng việc quan sát lưỡi có vai trò quan trọng đối với việc phân tích tính chất, độ nặng nhẹ, sự phát triển của bệnh tật, nhưng bất cứ phương pháp tự đoán bệnh tật nào cũng phải kết hợp với các biện pháp kiểm tra khác để tiến hành tổng hợp phân tích thì mới đảm bảo tính chuẩn xác.

*Theo Ifeng

theo Ifeng / Trí Thức Trẻ

Ung thư phổi là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, thói quen sau đây cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư phổi không phải ai cũng biết.

Trong một quán nhậu, tôi vô tình gặp anh Nguyễn Nam Minh (Giám đốc một công ty xây dựng nổi tiếng). Nhìn hút thuốc và mùi thơm từ thuốc lá điện tử, tôi tò mò hỏi và được anh chia sẻ chân tình. Anh tâm sự, trước đây anh thường xuyên hút thuốc lào nhưng hai năm nay anh chuyển sang hút thuốc điện tử vì nó dễ chịu hơn. Đặc biệt, mùi hương thoang thoảng của thuốc lá điện tử rất dễ chịu, giống như kẹo cao su vậy, có đầy đủ hương vị tùy thích như dâu, cam.... Nên anh thường xuyên chạm đến thuốc lá điện tử mà không nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Nhưng gần đây, anh cảm thấy trong người không được khỏe, đi khám thì được các bác sĩ kết luận anh hút quá nhiều thuốc lá điện tử nên có nguy cơ bị ung thư phổi.

Cũng giống như trường hợp của anh Nam Minh, anh Nguyễn Thế Quyền (36 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội ) cũng có thói quen hút thuốc lá điện tử cách đây 2 năm bởi mùi hương dễ chịu của thuốc lá điện tử khiến anh bị 'nghiện'. Hơn nữa, vợ anh bắt anh cai thuốc lá nên anh phải hút thuốc lá điện tử thay thế thuốc lá bởi mùi hương dễ chịu hơn.

Ung thu phoi vi thoi quen cua 'dan an choi' - Anh 1

Thuốc lá điện tử được coi là kẻ sát nhân gây bệnh ung thư phổi. Ảnh minh họa

Thuốc lá điện tử được coi là thói quen của giới trẻ 'ăn chơi'. Nhiều người có tư tưởng hút thuốc lá, thuốc lào mới hại chứ thuốc lá điện tử không gây hại bởi tinh dầu thơm có chứa trong đó không gây hại, chính vì vậy mà lượng người hút thuốc lá điện tử càng ngày càng tăng ở các quán bar, quán nhậu... Hơn nữa, nhiều người vì muốn bỏ thuốc lá mà chuyển sang hút thuốc lá điện tử mà không biết rằng đó là kẻ sát nhân đáng sợ gây ra bệnh ung thư phổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh, Bệnh viện lao phổi tỉnh Bắc Giang thì nicotin trong khói thuốc lá điện tử nguy hiểm chẳng kém gì thuốc lá thông thường. Nếu lạm dụng quá nhiều thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ gây viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, nếu để lâu sẽ dễ gây ra biến chứng ung thư phổi. Ngoài ra, các loại vape còn có hương thơm, những vòng thơm này cực kỳ nguy hiểm vì nó có nguồn gốc benzene, đây là hóa chất gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm cho người dùng. Bên cạnh đó, Nicotin vào cơ thể làm nội mạc mạch máu tổn thương, nó bám lên thành mạch máu, mạch máu não, gây xơ vữa các mạch máu, làm cho tình trạng co giãn mạch máu giảm, làm mạch máu xơ cứng, không chuyển được máu nữa. Lâu ngày gây nên các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo kết luận của các nhà khoa học Mỹ trong công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y Khoa New England (số ra ngày 21/1/2015), những người thường xuyên sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần so với những người hút các loại thuốc lá thông thường như thuốc lá, thuốc lào.

Trong thuốc lá điện tử có chứa chất chứa nicotine và chất tạo mùi thơm bên trong thiết bị. Đây là chất hóa học độc hại có khả năng gây ung thư, thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng và bảo quản thi hài.

Trước đó, các nhà khoa học thuộc Bộ Y tế Nhật Bản kết luận, thuốc lá điện tử chứa lượng chất gây ung thư cao gấp 10 lần so với các loại thuốc hút thông thường. Giới khoa học Mỹ cũng từng khẳng định thiết bị này không thực sự giúp người nghiện cai thuốc.

 

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay

 Hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn, nên có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó chữa.

Ung thư đại tràng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng thứ hai (sau ung thư phổi) trong các loại ung thư tại Mỹ. Mỗi năm trên toàn thế giới có gần một triệu ca mới mắc bệnh, chiếm từ 9-10% trong các loại ung thư.

Khảo sát cho thấy, những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng. Tại Anh, ung thư đại tràng được xem là căn bệnh phổ biến thứ 4.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 1.

Tiến sĩ Carol Burke, Chủ tịch Đại học Gastroenterology (Mỹ) cho hay: "Ung thư đại tràng là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Điều này cũng phụ thuộc vào quá trình kiểm tra bệnh, lối sống lành mạnh của bệnh nhân".

3 triệu chứng chính của ung thư đại tràng

1. Đi đại tiện ra máu liên tục trong phân, điều này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống hoặc các tổn thương bên trong ruột. Nếu nguyên nhân là do ung thư đại tràng, phân qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu.

2. Thay đổi thói quen đi đại tiện, thường xuyên đi nặng hơn với tình trạng phân lỏng. Bên cạnh đó, đi ngoài phân nhỏ kèm táo bón cũng chứng tỏ đường đào thải phân đã gặp phải những vật cản khác như khối u trong đại tràng, làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi.

3. Đau bụng dai dẳng. Khi khối u phát triển trong đại tràng có thể làm cản trở đường ruột, gây ra những cơn đau do co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của khối u.

Khi có các dấu hiệu nói trên, bạn nên đi xét nghiệm ung thư đại tràng càng sớm càng tốt.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 2.

Ngoài ra, ung thư đại tràng còn một số biểu hiện khác như giảm cân không rõ lý do, cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc, thấy buồn nôn hoặc nôn.

Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn, nên có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó chữa.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của các chứng bệnh thông thường khác cũng có thể dễ bị nhầm lẫn là ung thư đại tràng:

- Máu trong phân kèm theo triệu chứng đau, chảy máu có thể là do bệnh trĩ

- Đau bụng, táo bón có thể do thay đổi thói quen ăn uống và bạn có thể khắc phục bằng cách uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân chính xác nào dẫn đến ung thư đại tràng?

Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng, tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ sau:

Tuổi: Gần 9/10 trường hợp bị ung thư đại tràng thuộc độ tuổi từ 60 trở lên

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Trọng lượng: Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở những đối tượng thừa cân và béo phì

Tập thể dục: Không hoạt động, ít tập thể dục cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Uống rượu và uống thuốc: Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, những người có thói quen uống rượu và hút thuốc dễ bị ung thư đại tràng hơn bình thường.

Tiền sử gia đình: Ung thư đại tràng cũng có liên quan đến tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có những người có quan hệ họ hàng gần gũi (bố, mẹ, anh trai hay em gái) bị ung thư đại tràng, thì bạn cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên đi tầm soát ung thư định kỳ ở độ tuổi 50 trở ra.

Bên cạnh đó, ở một số người cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao do mắc viêm loét dạ dày mãn tính hoặc bệnh Crohn đại tràng kéo dài hơn 10 năm.

Các giai đoạn phát triển ung thư đại tràng

Giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này khối u ung thư vẫn chưa phát triển ra ngoài lớp niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Giai đoạn này các triệu chứng thường không biểu hiện, còn gọi là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 3.

Giai đoạn 1: Ung thư đã phát triển ra ngoài lớp niêm mạc, nhưng chưa tràn ra ngoài thành đại tràng

Giai đoạn 2: Ung thư phát triển qua thành đại tràng nhưng chưa có dấu hiệu lây lan đến các mạch bạch huyết gần đó.

Giai đoạn 3: Ung thư đã lan tới các mạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn đến các bộ phận ở xa như gan hoặc phổi.

Điều trị ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có thể được điều trị bằng cách sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí khối u ung thư và kích thước nó phát triển trong đại tràng ra sao.

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng gồm:

Phẫu thuật: Cắt bỏ phần ruột bị khối u ung thư tấn công. Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất điều trị ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 4.

Hoá trị liệu: Phương pháp này dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Giúp cải thiện tiên lượng sống còn của bệnh nhân và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau mổ.

Xạ trịPhương pháp dùng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị sinh học: Phương pháp dùng một loại thuốc mới tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để làm tăng hiệu quả hoá trị liệu và ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.

Điều trị sau ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào giai đoạn và hướng điều trị bệnh nhân đang áp dụng.

Để giảm bớt gánh nặng và áp lực bệnh tật trong quá trình điều trị, tốt nhất bạn nên chia sẻ nhiều hơn với gia đình và bạn bè.

Chăm sóc bản thân nhiều hơn, không cố làm việc quá sức, tránh xa các đồ uống có cồn và thuốc lá.

*Theo NHS/Dailymail

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thuỵ Điển cho thấy hợp chất Hamlet trong sữa mẹ có thể ứng dụng để chữa ung thư.


"Khi đưa hỗn hợp sữa mẹ vào cơ thể, tế bào ung thư chết đi. Đây quả là một phát hiện đáng kinh ngạc", giáo sư miễn dịch học Catharina Svanborg thuộc 
Đại học Lund (Thụy Điển) cho biết.

Theo Independent, giáo sư Svanborg cùng đồng nghiệp đã tìm ra hợp chất Hamlet trong quá trình nghiên cứu kháng sinh từ sữa mẹ rồi tiến hành thử nghiệm lên bệnh nhân ung thư bàng quang. Kết quả thu được vô cùng hứa hẹn khi những người được tiêm hỗn hợp sữa mẹ nhanh chóng thải tế bào ung thư chết qua đường nước tiểu chỉ sau vài ngày.

phat-hien-dang-kinh-ngac-sua-me-co-the-chua-ung-thu

Ảnh: Safebee.

Giáo sư Svanborg giải thích hợp chất Hamlet có khả năng nhận dạng và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa protein alpha-lactalbumin. Vào dạ dày, loại protein này trở thành chất chống ung thư bảo vệ tế bào khỏe mạnh. Như vậy, sữa mẹ cho phép thay thế các biện pháp như xạ trị và hóa trị vốn làm tổn thương cả tế bào khỏe mạnh.

Sau thử nghiệm với bệnh nhân ung thư bàng quang, các nhà khoa học gợi ý sữa mẹ có thể hỗ trợ bệnh nhân ung thư ruột và ung thư cổ tử cung. Các thử nghiệm khác sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Minh Nguyên

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Đức phát hiện ra rằng thiếu hụt vitamin A có thể gây hại cho tế bào gốc máu.

Các tế bào đặc hiệu trên da, ruột hoặc máu có tuổi thọ ngắn và cần được bổ sung đầy đủ. Chúng xuất phát từ tế bào gốc trưởng thành đang phân chia liên tục để tồn tại.

Trong năm 2008, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một nhóm các tế bào gốc đặc biệt trong tủy xương hầu như không hoạt động và chỉ hoạt động để chống lại các nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, mất máu trầm trọng hoặc phản ứng với hóa trị liệu. Khi hoạt động của chúng được thực hiện, cơ thể sẽ gửi các tế bào gốc tiềm năng nhất trở lại “ngủ đông”.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được cơ chế kích hoạt và hủy kích hoạt các tế bào gốc. Họ tìm thấy axit retinoic, một chất chuyển hóa vitamin A rất quan trọng đối với quá trình này. Khi thiếu axit retinoic, các tế bào gốc hoạt tính không thể trở lại trạng thái tĩnh tại và trở thành tế bào máu đặc hiệu.

Thieu vitamin A gay hai cho te bao goc - Anh 1

Trong các nghiên cứu trên chuột nhắt, các nhà nghiên cứu nhận thấy các tế bào gốc bị giảm đi nếu thiếu axit retinoic.

Nina Cabezas-Wallscheid, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Nếu chúng ta cho những con chuột ăn một chế độ ăn thiếu vitamin A trong một thời gian, điều này dẫn đến sự mất tế bào gốc”. "Như vậy, lần đầu tiên chúng ta có thể chứng minh rằng vitamin A có ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào gốc máu."

Nghiên cứu này làm sáng tỏ những nghiên cứu trước đây cho thấy thiếu hụt vitamin A làm suy yếu hệ miễn dịch.

Cabezas-Wallscheid cho biết: "Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp đủ vitamin A từ chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng.

Các nhà nghiên cứu hy vọng những phát hiện này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư vì các tế bào ung thư giống như các tế bào gốc, đang trong trạng thái “ngủ đông” và sự trao đổi chất của chúng hoàn toàn bị ngắt khiến chúng kháng với hóa trị liệu.

BS Thu Vân

(Theo Upi)

Phụ nữ cần để ý đến tất cả những điều về ung thư bàng quang dưới đây để phòng tránh.

Ung thư bàng quang không phải là một loại bệnh được báo chí nhắc đến quá nhiều. Nó thường bị lu mờ bởi các loại ung thư "lớn" khác như ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, phổi và da. 12% số ca ung thư ở Mỹ là ung thư vú, 25% là ung thư phổi. Thậm chí 40-50% số người mắc ung thư trên 65 tuổi ở Mỹ là ung thư da. Con số này với bàng quang chỉ là 5%.

Nhưng điều đáng nói là 5% vẫn là con số rất lớn. Theo hiệp hội ung thư Mỹ, có gần 80.000 ca ung thư bàng quang được phát hiện mới vào năm 2017 và đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở đàn ông. Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ nữ chết vì ung thư bàng quang lại cao hơn nam giới. Điều này bởi vì triệu chứng ung thư bàng quang ở nữ giới thường bị hiểu nhầm sang các căn bệnh khác. Cũng vì điều đó, phụ nữ nên biết và đọc kỹ bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa ung thư bàng quang một cách hiệu quả nhất.

Nhung dau hieu am tham cua ung thu bang quang moi phu nu can biet - Anh 1

Phụ nữ cần phải thật sự cẩn thận với ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là gì?

Đôi khi, các tế bào trong bàng quang của bạn thay đổi và không phát triển như nhiệm vụ của chúng. Những thay đổi này xảy ra và không phải lúc nào cũng dẫn đến ung thư. Chúng có thể dẫn tới:

- Các bệnh không ung thư như nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận.

- Các khối u lành tính như u nhú hoặc chất xơ.

Thật không may, những thay đổi của tế bào trong bàng quang vẫn có thể dẫn đến các khối u ác tính và ung thư.

Các loại ung thư bàng quang

Hơn 90% các loại ung thư bàng quang bắt đầu từ dạ dày, trong đó có đường bên trong bàng quang, niệu quản... Đây được gọi là ung thư biểu mô u bàng quang hoặc ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp. Có nhiều cách để phân loại ung thư bàng quang, tuy nhiên một trong những cách phổ biến nhất là sự khác biệt giữa không xâm lấn và xâm lấn.

Ung thư bàng quang không xâm lấn

Loại ung thư bàng quang này chỉ xảy ra trong các tế bào của dạ dày và điều trị có nhiều khả năng thành công hơn.

Ung thư bàng quang xâm lấn

Loại ung thư này xảy ra khi tế bào ung thư lan đến các mô liên kết. Điều này thường được diễn ra trong giai đoạn sau của ung thư bàng quang.

Điều trị ung thư bàng quang

Điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc vào cấp độ, giai đoạn, loại ung thư cũng như bản thân người bệnh. Hiện có các phương pháp điều trị ban đầu gồm:

- Phẫu thuật

- Liệu pháp miễn dịch

- Hóa trị

- Bức xạ

Phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ khối u và một phần nhỏ của bàng quang. Tuy nhiên, hiện nay người ta có thể loại bỏ toàn bộ bàng quang bệnh nhân và tạo ra thứ mới để cơ thể giải phóng nước tiểu. Nhưng dù với cách nào, người bệnh cũng đều cảm thấy khó khăn về tinh thần và thể chất.

Nhung dau hieu am tham cua ung thu bang quang moi phu nu can biet - Anh 2

Những dấu hiệu của ung thư bàng quang

Dấu hiệu ban đầu của ung thư bàng quang

- Máu trong nước tiểu

- Thường xuyên đi tiểu

- Hay đi tiểu gấp

- Khó khăn khi đi tiểu

Triệu chứng muộn của ung thư bàng quang

- Giảm cân

- Thiếu máu

- Sốt

- Sưng ở chân

- Đau ở trực tràng, hậu môn, xương chậu, sườn hoặc phía trong xương

Khó khăn trong việc phát hiện triệu chứng của ung thư bàng quang là chúng có thể giống với những triệu chứng của bệnh khác và bạn có thể không thể nhận ra. Vì vậy, nếu có những triệu chứng trên, bạn cần khám bệnh thật kỹ.

Nhung dau hieu am tham cua ung thu bang quang moi phu nu can biet - Anh 3

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư bàng quang

Như mọi khi, việc ngăn ngừa ung thư bao giờ cũng dễ dàng hơn điều trị nó. Rất nhiều yếu tố có thể gây ra ung thư bàng quang như tuổi, khuyết tật bẩm sinh hoặc chất độc tích tụ trong cơ thể.

Không hút thuốc

Hút thuốc khiến hàng ngàn hóa chất xâm nhập vào cơ thể bạn. Không chỉ không hút thuốc, bạn cũng nên tránh những người hút thuốc.

Hãy thận trọng và giảm phơi nhiễm với hóa chất

Một số công việc đòi hỏi phải sử dụng hoặc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm. Hãy đảm bảo rằng bản thân luôn có các biện pháp phòng ngừa an toàn khi tiếp xúc với hóa chất như mặc quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ lọc không khí.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước trong ngày làm loãng nước tiểu và tăng lượng nước tiểu. Điều này sẽ giúp cơ thể thường xuyên lọc và xả chất độc hại ra khỏi thận và khiến chúng ít có thể thời gian ở bàng quang để gây bệnh hơn.

Ăn nhiều trái cây và rau quả

Ăn nhiều trái cây và rau quả đảm bảo bạn có lượng chất xơ và chất chống oxy hóa trong cơ thể rất cao. Chất xơ sẽ giúp giữ cho vận động ruột của bạn đều đặn và các chất chống oxy hóa sẽ giúp tiêu diệt tế bào gây ung thư.

Theo Giadinhvietnam

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm Việt Nam có khoảng 400.000 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, các bệnh lý tâm thần, ung thư…

400.000 người chết mỗi năm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, dù trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực để kiểm soát nhưng tình trạng gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đang rất báo động.

Giat minh so nguoi chet vi benh khong lay nhiem o Viet Nam - Anh 1

Các bác sĩ BV đại học y dược TP.HCM đang cấp cứu cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân của bệnh này được xác định có liên quan đến các yếu tố như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau củ quả, ăn quá ngọt hoặc quá mặn, lười vận động…

Ông Long nhận định rằng bệnh không lây nhiễm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế, hệ thống phòng chống đã được thiết lập từ tuyến trung ương đến địa phương, tuy nhiên, công tác triển khai chưa thực sự quyết liệt, trong khi nhiều người dân vẫn chưa có ý thức phòng ngừa bệnh.

Tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn 49% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu trong đó có 11% uống tới mức nguy hại, tỷ lệ người sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.

40% bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp kông biết mình mắc bệnh, trong khi để kiểm tra mình có mắc bệnh hay không hết sức đơn giản bằng cách đo huyết áp - Thứ trưởng Bộ y tế nói và nhấn mạnh, bệnh không truyền nhiễm làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng quá tải bệnh viện và giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống của người dân.

Thiệt hại nặng về kinh tế

Tiến sỹ Lokky Wai, trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, bệnh không lây nhiễm gây ra gánh nặng lớn về kinh tế. Ước tính tại Việt Nam, mỗi năm thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do hút thuốc lá.

Giat minh so nguoi chet vi benh khong lay nhiem o Viet Nam - Anh 2

Lối sống lành mạnh sẽ giúp người dân phòng tránh nhiều bệnh tật

Cũng theo ông Wai, dự báo trong 20 năm tới, toàn thế giới sẽ mất đi 47.000 tỷ USD vì mất năng suất lao động do các bệnh không lây nhiễm gây ra.

Trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch và đột quỵ ngày càng giảm do họ kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp sớm rất tốt thì tại Việt Nam, tỷ lệ tim mạch và đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Ông Wai khẳng định, nhiều bệnh có thể phòng chống được nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Nếu kiểm soát tốt sẽ giảm chi phí điều trị, giảm tải bệnh viện, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Muốn làm được điều này cần có những thay đổi về cách quản lý bệnh không lây nhiễm, các chính sách, cách thực hiện từ tuyến trung ương đến y tế cơ sở - Tiến sỹ Lokky Wai nhấn mạnh.

Bộ Y tế cho biết đã đề ra chiến lược đến năm 2025 chỉ còn 20% số người tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm; trong đó giảm 30% số người hút thuốc, giảm 10% số uống rượu bia ở mức có hại, giảm 30% mức tiêu thụ muối/người, kiểm soát thừa cân béo phì dưới 15%, kiểm soát tăng huyết áp dưới 30%, kiểm soát đái tháo đường dưới 8%...

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngành y tế các cấp phải đẩy mạnh công tác phòng chống, tăng cường truyền thông phòng chống, sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh không lây nhiễm, chủ động phòng ngừa đối với các loại bệnh đã có vắc xin chủng ngừa, tăng cường chuyên môn, trang thiết bị trong việc tầm soát, điều trị bệnh cũng như chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.

Đồng thời, kiện toàn mạng lưới để cung cấp các dịch vụ giám sát, dự phòng, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm từ Trung ương đến tận mạng lưới y tế tuyến xã, thôn, bản…

Ngành y tế cũng kêu gọi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và các bệnh lý khác bằng chế độ ăn uống, vận động khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, chủ động khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Mỹ Hòa - Thế Công

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm Việt Nam có khoảng 400.000 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, các bệnh lý tâm thần, ung thư…

400.000 người chết mỗi năm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, dù trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực để kiểm soát nhưng tình trạng gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đang rất báo động.

Giat minh so nguoi chet vi benh khong lay nhiem o Viet Nam - Anh 1

Các bác sĩ BV đại học y dược TP.HCM đang cấp cứu cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân của bệnh này được xác định có liên quan đến các yếu tố như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau củ quả, ăn quá ngọt hoặc quá mặn, lười vận động…

Ông Long nhận định rằng bệnh không lây nhiễm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế, hệ thống phòng chống đã được thiết lập từ tuyến trung ương đến địa phương, tuy nhiên, công tác triển khai chưa thực sự quyết liệt, trong khi nhiều người dân vẫn chưa có ý thức phòng ngừa bệnh.

Tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn 49% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu trong đó có 11% uống tới mức nguy hại, tỷ lệ người sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.

40% bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh, trong khi để kiểm tra mình có mắc bệnh hay không hết sức đơn giản bằng cách đo huyết áp - Thứ trưởng Bộ Y tế nói và nhấn mạnh, bệnh không truyền nhiễm làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng quá tải bệnh viện và giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống của người dân.

Thiệt hại nặng về kinh tế

Tiến sỹ Lokky Wai, trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, bệnh không lây nhiễm gây ra gánh nặng lớn về kinh tế. Ước tính tại Việt Nam, mỗi năm thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do hút thuốc lá.

Giat minh so nguoi chet vi benh khong lay nhiem o Viet Nam - Anh 2

Lối sống lành mạnh sẽ giúp người dân phòng tránh nhiều bệnh tật

Cũng theo ông Wai, dự báo trong 20 năm tới, toàn thế giới sẽ mất đi 47.000 tỷ USD vì mất năng suất lao động do các bệnh không lây nhiễm gây ra.

Trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch và đột quỵ ngày càng giảm do họ kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp sớm rất tốt thì tại Việt Nam, tỷ lệ tim mạch và đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Ông Wai khẳng định, nhiều bệnh có thể phòng chống được nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Nếu kiểm soát tốt sẽ giảm chi phí điều trị, giảm tải bệnh viện, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Muốn làm được điều này cần có những thay đổi về cách quản lý bệnh không lây nhiễm, các chính sách, cách thực hiện từ tuyến trung ương đến y tế cơ sở - Tiến sỹ Lokky Wai nhấn mạnh.

Bộ Y tế cho biết đã đề ra chiến lược đến năm 2025 chỉ còn 20% số người tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm; trong đó giảm 30% số người hút thuốc, giảm 10% số uống rượu bia ở mức có hại, giảm 30% mức tiêu thụ muối/người, kiểm soát thừa cân béo phì dưới 15%, kiểm soát tăng huyết áp dưới 30%, kiểm soát đái tháo đường dưới 8%...

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngành y tế các cấp phải đẩy mạnh công tác phòng chống, tăng cường truyền thông phòng chống, sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh không lây nhiễm, chủ động phòng ngừa đối với các loại bệnh đã có vắc xin chủng ngừa, tăng cường chuyên môn, trang thiết bị trong việc tầm soát, điều trị bệnh cũng như chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.

Đồng thời, kiện toàn mạng lưới để cung cấp các dịch vụ giám sát, dự phòng, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm từ Trung ương đến tận mạng lưới y tế tuyến xã, thôn, bản…

Ngành y tế cũng kêu gọi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và các bệnh lý khác bằng chế độ ăn uống, vận động khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, chủ động khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Mỹ Hòa - Thế Công

PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương khuyến cáo 7 dấu hiệu của ung thư vú, trong đó, nếu thấy có hiện tượng chảy dịch máu thì 80% khả năng là đã mắc ung thư.

Căn bệnh nguy hiểm đang gia tăng nhanh chóng

Theo PGS Thuấn, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.

Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.

PGS Thuấn cho biết, xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2000, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2010 con số này đã lên lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm. Đặc biệt bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá.

PGS Thuấn tâm sự, tại Bệnh viện K trung ương đã điều trị cho không ít những cô gái chỉ ở tuổi 20, 21 đã bị ung thư vú. Cái khó nhất là chưa thể xác định được nguyên nhân trẻ hoá độ tuổi mắc bệnh.

Ước tính đến năm 2020, chỉ tính riêng ung thư vú thì số trường hợp mới mắc lên khoảng 23.000 ca.

PGS Thuấn cho biết, trong thời gian tới Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư sẽ phối hợp với nhiều đơn vị khác để có thể nghiên cứu tìm được các nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng trẻ hoá ung thư vú.

Bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam đa số phát hiện muộn, bởi vì người dân không có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú.


(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Hãy nhớ dấu hiệu

Theo PGS Thuấn để phát hiện sớm căn bệnh này, các chị em nên tự khám vú sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày.

Đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe định kỳ và nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú để nếu có mắc bệnh thì có thể điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Các dấu hiệu của ung thư vú:

- 1 bên vú dày chắc hơn bên kia

- Tụt núm vú

- Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường

- Thay đổi màu sắc trên da của vú

- Chảy dịch 1 bên vú (khi chảy dịch máu thì khả năng 80% mắc bệnh ung thư)

- Đau hoặc đỏ vú

- Hạch nách hoặc hố thượng đòn

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ chỉ định chụp nhũ ảnh cho phép phát hiện ung thư vú từ lúc khối u chưa xuất hiện trên ngực người phụ nữ - tức là phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng và đương nhiên những trường hợp như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi được.

Ngoài ra, với những trường hợp chị em có tiền sử gia đình mắc ung thư vú như mẹ, chị em gái trong nhà và khi xét nghiệm gen ung thư vú (cụ thể gen BRCA1, BRCA2) dương tính thì nên đi khám định kỳ sớm hơn và thậm chí chụp cộng hưởng từ thay vì chụp nhũ ảnh để phát hiện ung thư vú.

Cách tự khám vú với chị em phụ nữ trên 20 tuổi

Đứng hoặc ngồi trước gương:

Hai tay xuôi, quan sát các thay đổi ở vú như u cục, dầy lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.

Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.

Chống hai tay lên hông, làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tác này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn.

Quan sát ở cả tư thế chính diện và nghiêng.


Hình ảnh tự khám vú

Hình ảnh tự khám vú

Sờ nắn khi đứng hoặc ngồi

Đầu tiên, hãy đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài.

Kiểm tra từng vùng của vú và cả nách. Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra không. Sau đó tiến hành tương tự với vú bên trái.

Sờ nắn khi nằm

Hãy nằm ngửa một cách thoải mái, đặt một gối mỏng ở dưới lưng bên trái và dùng tay kiểm tra như thao tác đứng trước gương ở trên. Lần lượt đổi bên thực hiện khám bên vú còn lại.

PGS Thuấn cho biết, để phòng bệnh ung thư vú, chị em nên có chế độ ăn hợp lý, tăng cường hoa quả và rau xanh, hạn chế tối đa mỡ động vật, kết hợp với tập luyện tránh thừa cân, béo phì.

Hạn chế việc dùng thuốc nội tiết thay thế khi mà chuẩn bị bước sang tuổi mãn kinh, bởi lẽ nếu dùng lâu dài - đặc biệt là các trường hợp dùng quá 10 năm thì có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4-6 lần so với phụ nữ không có tiền sử như vậy.

Theo Tri Thức Trẻ

 

Hãy bỏ ngay những thói quen dưới đây để phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng nhé.

Ung thư vòm họng đang theo đà tăng lên, của số lượng nữ giới hút thuốc lá, tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ mắc căn bệnh này cũng có nhiều thay đổi.

Thói quen hút thuốc lá

Thuốc lá được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch, các bệnh về đường hô hấp…ngoài ra đây còn là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong thuốc lá có hàng trăm loại hóa chất gây độc tế bào, gây hại cho cơ thể tăng nguy cơ mắc ung thư như: nicontin, ammoniac, benzene, hidrocacbon, cadmium.

Oral sex

Việc quan hệ tình dục qua đường miệng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh hoa liễu như lậu, giang mai, u nhú, sùi mào gà… Đặc biệt, nguy cơ ung thư vòm mũi họng ở mức báo động, lên đến 340% ở những người quan hệ bằng miệng với 6 bạn tình trở lên. Bởi nhiễm EBV lây lan qua nước bọt và chất tiết đường sinh dục.

Ăn quá nhiều thực phẩm lên men như dưa cà muối

Theo nhiều nghiên cứu thì ăn dưa cà muối cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vòng họng và những người thường hay ăn món này thì nguy cơ bị căn bệnh này cũng sẽ cao hơn so với những người khác!

Nghiện rượu

Hơn 1/3 bệnh nhân được phát hiện ung thư vòm họng có liên quan đến bia rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như thuốc lá. Thời gian uống rượu càng lâu và mức độ uống rượu càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng sớm

Ho kéo dài

Nếu bạn bị ho dai dẳng và khi khỏi, giọng bạn bị khàn đi, bạn nên chú ý đến dấu hiệu này. Đây là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Và nếu bạn bỏ qua những triệu chứng này, bạn có nguy cơ phát triển ung thư.

Chảy máu cam

Một trong những dấu hiệu để chẩn đoán nguy cơ ung thư vòm họng là chảy nước mũi một bên và có kèm theo máu. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen nuốt nước mũi và nhổ ra đường miệng nên có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm.

Khó nuốt

Khó khăn trong việc nuốt vào là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Có thể có một khối u phát triển trong cổ họng của bạn. Và nếu bạn cảm thấy sự tăng trưởng của khối u trong cổ họng, khối u sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng của bạn.

Thay đổi giọng nói

Nếu bệnh phát triển xung quanh các dây thanh âm, nó sẽ dẫn đến giọng nói của bạn bị thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi trong âm thanh từ giọng nói.

Theo Khoe&Dep

 

 

Trần Hải Bình, Mai Trọng Khoa, Nguyễn Thị Nghệ

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra thông báo cho phép sử dụng thuốc Nivolumab (Opdivo, Bristol-Myers Squibb) để điều trị ung thư biểu mô đường tiết niệu của bàng quang giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc giai đoạn di căn xa sau 1 năm điều trị hóa chất bước 1 có nhóm Platinum.

Việc chấp thuận thuốc Nivolumab – kháng thể kháng PD-1, là liệu pháp miễn dịch thứ hai được FDA phê duyệt sau khi thuốc Atezolizumab-kháng thể kháng PDL-1 vào tháng 5/2016 trong điều trị ung thư biểu mô đường niệu của bàng quang.

Cả Nivolumab và Atezolizumab nhận được sự chấp thuận của FDA dựa trên cơ sở của tỷ lệ đáp ứng, dữ liệu về theo dõi lâm sàng và thời gian sống… Và cung cấp cho các bác sỹ lâm sàng thêm sự lựa chọn điều trị sau hơn 30 năm không có loại thuốc mới điều trị ung thư bàng quang giai đoạn di căn xa.

Việc cấp phép cho Nivolumab được dựa trên một nghiên cứu đơn biến bao gồm 270 bệnh nhân bị ung thư bàng quang loại biểu mô chuyển tiếp tiến triển tại chỗ hoặc di căn xa sau khi điều trị hóa chất có chứa Platinum, hoặc bệnh tiến triển trong vòng 12 tháng kể từ khi điều trị hóa chất bổ trợ hoặc tân bổ trợ có chứa nhóm Platinum.

Bệnh nhân nghiên cứu được truyền Nivolumab với liều 3 mg / kg mỗi 2 tuần, cho đến khi bệnh tiến triển hoặc xuất hiện tác dụng phụ không thể chấp nhận. Đánh giá đáp ứng được xác nhận bởi ủy ban đánh giá về hình ảnh dựa trên Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng cho những khối u đặc bản 1.1. Tỷ lệ đáp ứng là 19,6% (53 trong số 270 bệnh nhân, độ tin cậy 95%). 7 bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn, và 46 bệnh nhân đáp ứng một phần. Thời gian đáp ứng trung bình là 10,3 tháng, và vẫn tiếp tục sống không tiến triển cho đến khi có báo cáo nghiên cứu.

Các phản ứng phụ thường gặp nhất (báo cáo ở 20% hoặc một số ít bệnh nhân) là mệt mỏi, đau cơ xương khớp, buồn nôn, và giảm sự ngon miệng. Mười bốn bệnh nhân tử vong do các nguyên nhân khác nhau hơn là do sự tiến triển của bệnh. Những bệnh nhân này bao gồm bốn người chết vì viêm phổi hoặc suy tim do Nivolumab. Tổng số có 17% bệnh nhân phải ngừng điều trị do tác dụng phụ của thuốc.

Người dịch: BS Nguyễn Đức Luân

Dịch từ: http://www.medscape.com/viewarticle/875352

Giá thiết bị lên đến hàng triệu đôla là một thách thức khó giải quyết khi các bệnh viện (BV) tuyến tỉnh, BV vừa và nhỏ muốn ứng dụng các kỹ thuật bức xạ ion hóa để chẩn đoán, điều trị ung thư; nhưng khi có máy, Việt Nam vẫn rất thiếu chuyên gia đủ trình độ để vận hành.

Ung thư di căn giai đoạn cuối vẫn còn sống sau hơn 5 năm

PGS-TS Đỗ Quốc Hùng - 62 tuổi, nguyên Trưởng phòng C7, Viện Tim mạch quốc gia - là một trong nhiều bệnh nhân ung thư được ứng dụng các kỹ thuật bức xạ ion hóa hiện đại để chẩn đoán và điều trị. Từng bị ung thư phổi giai đoạn cuối, tế bào ác tính đã di căn vào hệ thống xương, não, hạch..., nhưng ông đã may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau 4 lần ung thư tái phát di căn. "Đã có thời gian tôi hoàn toàn bình phục, có thể làm việc bình thường. Tôi đã có thể đi vào các vùng sâu, vùng xa như Hà Giang, Lào Cai… để khám, chữa bệnh từ thiện” - TS Hùng chia sẻ.
 
Trước đó, tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Hà Nội, TS Hùng được sử dụng nhiều kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật ghi hình bằng PET/CT để đánh giá tình trạng di căn, tái phát, đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị và đặc biệt là để mô phỏng lập kế hoạch xạ trị bằng hình ảnh PET/CT.
 
Do bị ung thư thư di căn nhiều vị trí khác nhau, nên BS Hùng được sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp điều trị hiện đại khác nhau như xạ trị, xạ phẫu, hóa chất toàn thân, các thuốc điều trị đích.... Với tình trạng khối u đã di căn vào não, chèn vào hốc mắt gây giảm thị lực, ông được điều trị bằng dao gamma quay - kỹ thuật có khả năng tiêu diệt khối u ở các vị trí sâu trong não hoặc ở các vị trí đặc biệt như thân não... với độ chính xác cao, nhưng lại bảo vệ tối đã các tổ chức não lành xung quanh... Với các tổn thương di căn nhiều vị trí khác nhau ở hệ thống xương, ông đã được dùng các thuốc phóng xạ hướng xương phối hợp với các thuốc chống hủy xương và xạ trị chiếu ngoài bằng máy xạ trị gia tốc...
 
Kỹ thuật viên Hoàng Xuân Thắng đang chuẩn bị đặt bệnh nhân Đào Dương Thành (60 tuổi) vào máy PET-CT tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Loan

GS Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Phó Giám đốc BV - chia sẻ, trong số bệnh nhân ông từng điều trị bằng các công nghệ trên có nhiều đồng nghiệp của ông - các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, điều dưỡng. Không ít trong số đó đang làm việc và có cuộc sống bình thường.
 
PGS-TS Lê Ngọc Hà - Chủ nhiệm khoa Y học hạt nhân, BV Trung ương Quân đội 108 (BV 108), Hà Nội, nơi có trung tâm máy gia tốc Cyclotron để sản xuất đồng vị phóng xạ dùng trong y tế - cho biết: “Chúng tôi sử dụng các công nghệ mới như PET/CT để chẩn đoán ung thư, nhiều trường hợp phát hiện bệnh rất sớm. Nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp được chữa khỏi ngoạn mục bằng Ytrium 90 - kỹ thuật mà nếu không có nó, tiên lượng bệnh sẽ rất xấu”.
 
Bài toán về nhân rộng
 
Đã làm chủ được công nghệ, điều mà các chuyên gia trăn trở là làm sao tăng khả năng tiếp cận của người bệnh, nghĩa là chi phí phải “mềm” và có nhiều BV ứng dụng được. Về chi phí, với sự sáng tạo, linh hoạt trong chuyên môn và cơ chế - như thực hiện xã hội hóa - của nhiều BV, các kỹ thuật bức xạ ion hóa ở Việt Nam đã có giá rẻ hơn nhiều lần so với nước ngoài. Chẳng hạn, một lần xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Mỹ tốn 25.000USD, tại Việt Nam chỉ khoảng 2.000USD - theo tiết lộ của GS Khoa.
 
Còn TS Hà cho biết, một lần chụp PET/CT có giá 3.000-4.000USD ở New York tại thời điểm năm 2003 và khoảng 2.000-3.000USD ở Thái Lan, Singapore hiện tại. “Ở Việt Nam, các BV 108, Đà Nẵng, Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy đều áp dụng xã hội hóa với PET/CT. Hiện ở BV 108, giá mỗi lần chụp là 22 triệu đồng. Nếu có thẻ bảo hiểm y tế với mức thụ hưởng cao nhất, người bệnh chỉ đóng 3 triệu đồng” - TS Hà nói.
 
Bệnh nhân u não Nguyễn Văn Thành (50 tuổi, Hà Tĩnh) được tháo khung trên đầu sau khi xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Loan
Về việc tăng số cơ sở y tế ứng dụng các kỹ thuật trên, thử thách rất lớn bởi chỉ một số BV lớn có thể triển khai. Số tiền đầu tư trang thiết bị vượt quá khả năng của các BV vừa và nhỏ, BV tuyến tỉnh. Trên thị trường, hệ thống dao gamma quay có giá khoảng 5 triệu USD, máy SPECT/CT khoảng 700.000USD (tương đương 16 tỷ đồng). Máy PET/CT được BV Việt Đức mua năm 2009 có giá hơn 90 tỷ đồng.
 
Để có thể trang bị chúng cho các bệnh viện, theo GS-TSKH Phan Sỹ An - Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam, cần tạo bước đột phá về đầu tư, nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn ODA và tăng cường huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trong xã hội.
 
Tuy nhiên, cho dù vấn đề kinh phí đã được giải quyết, các bệnh viện cũng sẽ khó tìm nhân lực đủ trình độ vận hành các thiết bị tối tân trên. TS Phạm Văn Thái - Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai - cho biết trung tâm đã chuyển giao nhiều kỹ thuật cao cho một số BV lớn, còn các bệnh viện tỉnh khó nhận chuyển giao không chỉ vì chuyện kinh phí mua máy móc, mà còn do không có nhân lực đủ trình độ tiếp nhận. “PET/CT, dao gamma quay... là những kỹ thuật rất phức tạp mà để áp dụng, BV phải cử bác sỹ ra nước ngoài học trong 1-2 năm. Khi bắt đầu triển khai, phải phối hợp với nhiều chuyên gia liên quan” - ông Thái nói.
 
TS Hà cũng khẳng định: “Trong y học hạt nhân, vấn đề cốt lõi không chỉ có kỹ thuật, trang thiết bị mà còn là khả năng đáp ứng của người vận hành. Về kỹ thuật, chúng ta có thể ngang hoặc cao hơn một số nước, nhưng vấn đề nguồn nhân lực thì vẫn khó khăn”. Theo ông, để giải quyết vấn đề con người trong ngành y học hạt nhân, cần có sự nhập cuộc, dấn thân của các nhà hoạch định chính sách và chính những chuyên gia trong lĩnh vực này.
Bích Ngọc - Đoàn Dung/http://khoahocphattrien.vn

ThS. Ngô Thị Thu Hiền

Đơn vị Gen – Tế bào gốc, Trung tâm YHHN&UB

Tế bào ung thư luôn tiềm tàng trong cơ thể mỗi chúng ta nhưng nó được kiểm soát bởi một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Để ngăn chặn, hãy tăng cường hệ miễn dịch bằng 3 lời khuyên.

Theo định nghĩa của Viện ung thư quốc gia Mỹ: Ung thư là quá trình trong đó các tế bào ung thư tăng sinh, phân chia không được kiểm soát và có khả năng xâm lấn sang các tổ chức bên cạnh. Các tế bào ung thư có thể di căn tới các phần khác của cơ thể thông qua đường máu và hệ bạch huyết.

Nguyên nhân của ung thư rất đa dạng. Tế bào bình thường có thể trở thành tế bào ung thư là do quá trình tích lũy các khiếm khuyết di truyền hay các đột biến gen. Bệnh lý truyền nhiễm, yếu tố môi trường ô nhiễm và độc hại, lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh… là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương DNA và do đó dẫn đến ung thư.

Trong cuộc sống của bất kỳ một cá nhân nào đó đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều các yếu tố nguy cơ kể trên. Tuy nhiên, một cơ thể khỏe mạnh, thông qua hệ thống miễn dịch, luôn đảm bảo sự cân bằng nhằm kiềm chế sự phát triển và lây lan các tế bào bất bình thường (tế bào tiền ung thư hay tế bào ung thư) hoặc tiêu diệt chúng.

Giáo sư Keith Scott-Mumby, người được coi là một Columbus trong y học nói rằng: "Nhiều người, tôi là một trong số họ nhìn nhận ung thư về cơ bản là một bệnh của hệ thống miễn dịch. Đặc biệt trong thế giới hiện đại của chúng ta, có quá nhiều độc tố. Bạn không có cách nào để ngăn chặn tế bào bị thương tổn hay trở thành các tế bào bất thường".

"Nhưng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể làm được điều đó. Chúng sẽ bắt và nhanh chóng tiêu diệt các tế bào bất thường. Vì vậy bạn hãy làm mọi thứ để giúp hệ miễn dịch của bạn trở nên khỏe mạnh. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên biết những loại dinh dưỡng tốt có thể làm được điều đó".

Dưới đây là 5 điều quan trọng bạn nên biết về các tế bào ung thư:

1. Mỗi người đều có các tế bào ung thư trong cơ thể. Những tế bào này không được phát hiện trong các xét nghiệm thông thường cho đến khi chúng được nhân lên và phát triển đến hàng tỷ tế bào.

2. Tế bào ung thư hiện diện trong cơ thể khoảng 6-10 lần trong cả cuộc đời của mỗi người.

3. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng sinh hình thành khối u.

4. Khi một người bị ung thư, điều đó có nghĩa người đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nặng hoặc do các yếu môi trường độc hại, lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.

5. Một cách hiệu quả để chiến đấu lại với ung thư là làm cho tế bào ung thư bị đói bằng cách không cung cấp những thức ăn cần thiết cho nó tăng sinh và phát triển.

"3 nguyên tắc vàng" giúp tiêu diệt tế bào ung thư:

1. Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư

Có thể nói chắc chắn rằng không có cách nào tốt hơn giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh bằng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Vì vậy hãy đặt câu hỏi cho chính mình rằng "Bạn đã thực sự có một chế độ ăn hợp lý để phòng ngừa ung thư chưa?". Và đây là những gợi ý hết sức cần thiết.

- Tăng cường chế độ ăn với rau, hoa quả tươi, ngũ cốc và các thực phẩm nhiều chất xơ.

- Ăn thường xuyên hơn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (antioxidant foods): Các loại hoa quả dưới đây rất giàu chất chống oxi hóa.

Ngoài ra tất cả các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A (carot, đu đủ, cà chua, khoai lang, bí đỏ), vitamin C (cam, cherry, Kiwi, dâu tây), vitamin E (quả bơ, đu đủ, hạt điều, lạc, hạt hướng dương, hạnh nhân...) cũng là những thực phẩm có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa ung thư.

- Tăng cường bổ sung vitamin D.

Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt quan trọng hơn tất cả các loại vitamin khác bởi tác dụng "vạn năng" của nó đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tác dụng sinh học của nó có liên quan đến sự biểu hiện của hơn 3000 gen trong cơ thể.

Ngoài vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ cơ xương, vai trò của vitamin D trong phòng ngừa nhiều loại ung thư và bệnh lý truyền nhiễm đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng.

Hơn 90% vitamin D trong cơ thể được tổng hợp trong da dưới ánh nắng mặt trời. Còn lại rất ít được hấp thu từ ăn uống vì vậy chế độ ăn hàng ngày không thể đảm bảo được sự đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu kết hợp giữa Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 và Trường đại học Tuebingen (Germany) đăng tải trên tạp chí BMC Infectious diseases cho biết, khoảng 90% người khỏe mạnh bị thiếu hụt loại vitamin này (nồng độ vitamin D huyết tương<30ng/ml).

Nghiên cứu cũng cho biết có sự liên quan chặt chẽ giữa sự thiếu hụt vitamin D với ung thư gan trên ở bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B. Vì vậy một cách đơn giản nhất đảm bảo không bị thiếu hụt là hãy bổ sung vitamin D hàng ngày với liều lượng 10-20 (µg/day) cho tất cả các lứa tuổi.

- Không ăn nhiều đường và chất ngọt bởi vì đây là nguồn thức ăn giúp phát triển khối u. Đường chứ không phải là protein mới là thứ mà khối u cần để phát triển vì vậy người bị ung thư vẫn cần protein có trong thịt để tăng cường sức khỏe chống lại ung thư. Tuy nhiên cần chú ý là không nên ăn nhiều thịt đỏ mà nên ăn thịt gà và cá thay vì thịt bò và thịt lợn.

2. Tăng cường hoạt động thể chất

Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được. Một nghiên cứu lớn nhất được tiến hành bởi Viện Ung thư Quốc Gia (Mỹ) trên hơn 1.4 triệu người cho biết hoạt động thể dục thể thao thường xuyên làm giảm nguy cơ 13 loại ung thư phổ biến ở người.

Mối liên hệ giữa vận động thể dục thể thao và giảm nguy cơ nhiều loại ung thư có thể được giải thích bởi một số cơ chế chính sau:

- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tác nhân truyền nhiễm.

- Các hoạt động thể chất giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn giúp vận chuyển oxy tới tất cả các tổ chức. Tế bào ung thư không được phát triển tại môi trường giàu oxy vì oxy có thể giết các tế bào ung thư.

- Làm giảm nồng độ các hormone như insulin, estrogen và các yếu tố phát triển khối u (growth factors) được cho là có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển ung thư.

- Kiểm soát cân nặng, ngăn chặn béo phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với nhiều loại ung thư, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch… Theo ước tính mỗi năm có hơn 500 nghìn ung thư được chẩn đoán liên quá đến béo phì.

- Tăng dòng máu tới các cơ quan như gan, thận và ruột giúp tăng cường thải trừ một cách hiệu quả các chất thải và chất độc mà có thể là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới ung thư ra khỏi cơ thể.

3. Trẻ hóa, phục hồi năng lượng và lối sống lành mạnh

- Luôn biết cách cân bằng một cách hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn giúp giải tỏa stress. Sự kết hợp chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập luyện và một giấc ngủ chất lượng là cách phục hồi năng lượng của bạn tốt nhất sau một ngày làm việc căng thẳng, từ đó tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự nhen nhóm phát triển của tế bào ung thư.

- Nói không với thuốc lá và rượu. Tránh xa các độc tố trong môi trường như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…Hạn chế tiếp xúc với các nguồn phát bức xạ, chỉ chụp XQ kiểm tra khi cần thiết. Không ăn thức ăn mà bản thân không tin tưởng về độ an toàn và chất lượng, đặc biệt khi có mùi bất thường hay nấm mốc…

- Tiêm phòng đầy đủ phòng chống các bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus, human papillomavirus (HPV) bởi đây là các nguyên nhân gây ung thư gan và cổ tử cung rất phổ biến ở Việt Nam.

Nguồn tham khảo:

1. Holick MF and Chen TC. Vitamin D deficiency: a worldwide problem with health consequences. Am J Clin Nutr. 2008

2. Nghiem Xuan Hoan et al. Association of vitamin D deficiency with hepatitis B virus - related liver diseases. BMC infectious diseases 12/2016

3."Moore SC, et al. Leisure-time physical activity and risk of 26 types of cancer in 1.44 million adults. JAMA Internal Medicine. May 16, 2016"

4. Winzer BM, Whiteman DC, Reeves MM, Paratz JD. Physical activity and cancer prevention: a systematic review of clinical trials. Cancer Causes and Control 2011; 22(6):811-826. [PubMed Abstract]

5. Melina Arnold et al. Global burden of cancer attributable to high body-mass index in 2012: a population-based study Lancet Oncology November 26, 2014

Theo BS. Nghiêm Xuân Hoàn

Theo Trí Thức Trẻ

Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 17173
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358444