Chẩn đoán ung thư dạ dày cần dựa vào khám lâm sàng nội soi dạ dày sinh thiết và các xét nghiệm siêu âm, X quang, CT, SPECT, PET/CT ...
Điều trị ung thư dạ dày tiến triển tại chỗ thì phẫu thuật triệt căn, hóa trị bổ trợ cũng có giúp cải thiện thêm thời gian sống thêm. Nghiên cứu pha III cũng cho thấy hóa xạ trị đồng thời cũng cải thiện thêm thời gian sống, mặc dù có điều trị bổ trợ bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát và di căn.
Các yếu tố lâm sàng và bệnh lý như mức xâm lấn của u, di căn hạch, vị trí u, tuổi, bệnh phối hợp… được xem như các yếu tố tiên lượng cho ung thư dạ dày
Từ khi tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế coi HP (Helicobacter pylori) như là một tác nhân vi khuẩn gây ung thư, nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên khi có nhiễm HP, vì HP như một tác nhân gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính và tác động vào tế bào cạnh HP đã có nhiều nghiên cứu về vai trò sinh ung thư của vi khuẩn này, nhưng vẫn còn ít nghiên cứu xem vai trò của tình trạng nhiễm HP như như một yếu tố tiên lượng cho ung thư dạ dày có điều trị triệt căn
Nghiên cứu của khoa ung thư Bệnh viện đai học Ajou, Hàn Quốc trên 274 bệnh nhân ung thư dạ dày từ giai đoạn Ib-IV được phẫu thuật triệt căn có vét hạch, hóa trị bổ trợ và xét nghiệm HP trên mô bệnh học. Kết quả cho thấy tình trạng HP có liên quan tới tỉ lệ sống còn.
Hình 1; thời gian sống thêm toàn bộ theo trình trạng nhiễm HP (đường nét liền ở trên là những bệnh nhân có vi khuẩn HP dương tính có tỉ lệ sống thêm cao hơn những bệnh nhân có tình trạng vi khuẩn HP âm tính)
Sống thêm sau 10 năm ở bệnh nhân có HP (+) là 71,3%, HP (-) là 23,1%
Gần đây , Marelli et al nghiên cứu trên 220 bệnh nhân cũng cho thấy nhóm có HP âm tính có kết quả điều trị kém hơn và tình trạng HP như là một yếu tố tiên lượng độc lập cho ung thư dạ dày
