PGS.TS. Mai Trọng Khoa, ThS. Phạm Văn Thái
Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
Năm 2012, ASCO tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 48 từ ngày 1- 5/ 6/2012 , tại Trung tâm Hội
nghị Mc Cormick Place, Chicago, Illinois với số nguời tham dự gần 25.000 người.
Đây là một hội nghị có qui mô lớn tập hợp các nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ
và các nước trên thế giới trong chuyên ngành ung thư. Các công trình nghiên cứu
được trình bày và xuất bản trong 2 ấn phẩm của hội nghi là: Journal of Clinical
Oncology (Tạp chí ung thư học lâm sàng) và Educational Book (Sách đào tạo). Sau
đây là tóm tắt các thông tin về hội nghị.
Hình 1: Trung tâm hội nghị Mc Cormick Place, Chicago, Illinois, Hoa Kỳ nơi diễn ra ASCO 2012
Hai ấn phẩm của hội nghi là: Journal of Clinical Oncology (Tạp chí ung thư học lâm
Bảng 1: Các dạng trình bày của ASCO 2012
Dạng trình bày |
Số lượng |
Các bài báo dạng nghiên cứu |
2.602 |
Các bài giảng, thuyết trình |
140 |
Các Poster |
2.441 |
Bảng 2: Các công trình nghiên cứu theo chủ đề
Bảng 3: Các bài giảng, thuyết trình theo chủ đề
Bảng 4: Phân loại các bài báo theo một số chủ đề
Trong Hội nghị này, Việt Nam là một trong 7 quốc gia và lãnh thổ châu Á là đối tượng nghiên cứu nằm trong một công trình khoa học được trình bày dưới dạng Poster. Sau đây là tóm tắt nghiên cứu này: Tên nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu đặc điểm dịch tễ của đột biến gen EGFR ở bệnh nhân châu Á trong ung thư phổi loại biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển Tác giả: Pan- Chyr Yang, Yuankal Shi, Joseph Siu-Kia Au, Saukar Srinivasan, Gerado H. Cornelio, Chun – Ming Tsai, Sumitra Thongprasert, Karin Heeroma, Itoh Yohji, Mai Trong Khoa |
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm về đặc điểm dịch tễ học nhằm:
- 1.Đánh giá các tỉ lệ đột biến EGFR ở những bệnh nhân mới bị ung thư phổi loại biểu mô tuyến tại châu Á.
- 2.Đánh giá các yếu tố lâm sàng, nhân chủng học ảnh hưởng đến tỉ lệ đột biến.
Đối tượng nghiên cứu
- Tuổi ≥ 20
- Giai đoạn: III B, IV
- Mô bệnh học: UT biểu mô tuyến
- BN mới, chưa điều trị gì
Bệnh phẩm
- Sau sinh thiết
- Bệnh phẩm sau phẫu thuật
Đánh giá các tình trạng đột biến:
- Vị trí, loại đột biến
- Đột biến dương tính
- Đột biến âm tính
- Không xác định được đột biến
Phương pháp xác định đột biến: kỹ thuật Scorpion ARMS (Kit: Therascreen EGFR RGQ)
- Các tần số đột biến EGFR được tính toán và so sánh theo các nhóm về đặc điểm lâm sàng và nhân chủng học
- Sử dụng test c2 và hiệu chỉnh Fisher
- Các yếu tố ảnh hưởng có P < 0,05 trong phân tích đơn biến được phân tích thêm bằng phương phân tích đa biến Hồi qui Logistic với mức ý nghĩa 1%
Kết quả nghiên cứu:
1482 bệnh nhân từ 7 Quốc gia và lãnh thổ châu Á bao gồm: Trung Quốc , Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Việt Nam,
Giới: Nữ: 43,4 %
Tuổi trung bình: 60 tuổi (17- 94 tuổi)
Không hút thuốc: 52,6 %
Tình trạng đột biến: được đánh giá ở 1450 bệnh nhân. 32 bệnh nhân (2,2%) không được xác định đột biến:
- 746 bệnh nhân ( 51,4%) có đột biến (+)
- 704 BN (48,6%) không có đột biến
Các yếu tố liên quan đến tình trạng đột biến một cách có ý nghĩa thống kê: Quốc tịch, giới, chủng tộc, tình trạng hút thuốc, khoảng tuổi, di căn (P < 0,01) và giai đoạn bệnh ( P = 0,009)
Bảng 5 : Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo quốc gia và lãnh thổ
Quốc gia và lãnh thổ |
Tỉ lệ đột biến EGFR |
Việt Nam |
64,2% ( 77/120) |
Đài Loan |
62,1% (108/174) |
Thái Lan |
53,8 % (63/117) |
Philippin |
52,3 % (34/65) |
Trung Quốc |
50,2 % (372 /741) |
Hồng Kông |
47,2 % (76/161) |
Ấn Độ |
22,2 % (16/72) |
Bảng 6: Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo giới
Giới |
Tỉ lệ đột biến |
Nam |
44,0 |
Nữ |
61,1 |
Bảng 7: Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo tình trạng hút thuốc
Tình trạng hút thuốc |
Tỉ lệ đột biến EGFR |
Không bao giờ hút thuốc |
60,7 |
Hút thuốc nặng (> 50 bao năm) |
31,4 |
Bảng 8: Tỉ lệ đột biến EGFR dương tính theo giới- tình trạng hút thuốc
Giới-tình trạng hút thuốc |
Tỉ lệ đột biến |
Nam hút thuốc |
37,5 % (113/301) |
Nam không hút thuốc |
56,5 % (104/184) |
Nữ hút thuốc |
34,8 % (8/23) |
Nữ không hút thuốc |
62,0 % (358/577) |
Phân tích hồi qui đa biến Logistic
- Chủng tộc, khoảng tuổi: Là 2 yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng đột biến ( P < 0,01)
- Giới khi kết hợp với tình trạng hút thuốc: không có ý nghĩa thống kê
Kết luận
- Tỉ lệ đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô tuyến là 51,4 %
- Chủng tộc và khoảng tuổi là những yếu tố liên quan một cách có ý nghĩa thống kê với tình trạng đột biến EGFR
- Không có sự liên quan giữa giới và tình trạng đột biến khi kết hợp với tình trạng hút thuốc lá.
Nguồn: ungthubachmai