Trong các nội dung của Y học hạt nhân (YHHN), kỹ thuật xạ hình mang lại nhiều giá trị chẩn đoán nên có khối lượng công việc nhiều và được phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các kỹ thuật xạ hình với máy planar gamma camera, SPECT và SPECT/CT ngày nay rất hữu ích ở các bệnh viện đa khoa và đóng vai trò quan trọng ở các cơ sở y học hạt nhân của đa số các nước. Trên thế giớí từ năm 1980, PET (PET: positron emission tomography - Chụp cắt lớp phát bức xạ positron) lần đầu tiên được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Từ 1997, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã giúp cho PET được áp dụng mạnh vào lâm sàng bởi vì PET là kỹ thuật hiện đại và an toàn. Một thống kê với gần 2 triệu ghi hình lâm sàng bằng PET, không có một biến chứng hay tác dụng phụ nhỏ nào xẩy ra. Sở dĩ thế là vì khi chụp PET, người ta sử dụng các dược chất đánh dấu phóng xạ với nồng độ rất nhỏ (cỡ femto moles/g của mô sống), nên không gây nên một hiệu ứng sinh học nào qua khối lượng các chất mang. PET được dùng như một kỹ thuật định lượng nên rất có ý nghĩa trong đánh giá chức năng chuyển hóa về hóa sinh, sinh học, dược học để khảo sát thăm dò chức năng các đối tượng sống. Vì vậy, ngay sau khi xuất hiện, PET đã đóng góp to lớn trong việc khám phá ra nhiều chức năng sinh học bình thường cũng như thay đổi bệnh lý thông qua các súc vật sống thực nghiệm cũng như nghiên cứu ở con người. Sự phát triển PET đã đưa đến kỹ thuật ghi hình phân tử để đánh giá chức năng của các tế bào bình thường và bị thay đổi bệnh lý trong các cơ thể sống, có vai trò dẫn đầu trong các nghiên cứu in vivo. Ví dụ minh họa rõ rệt điều đó là: - 18FDG đánh dấu Protein vận chuyển Glucose và men Hexokinase của quá trình Phosphoryl hóa trong chuyển hóa Glucose. Vì vậy, 18F-FDG được dùng để đánh giá các chỉ số chuyển hóa sử dụng Glucose trong toàn cơ thể. - 18FTL (Fluoro deoxythymidine) đánh dấu chất vận chuyển Thymidine và men Thymidine Kinase trong quá trình Phosphoryl hóa Thymidine. FTL được dùng để khảo sát quá trình tái tạo (replication) AND tức là quá trình sinh sản tế bào (proliferation). Cả hai quá trình chuyển hóa Glucose và tái tạo DNA, tăng sinh tế bào đều tăng cao trong bệnh ung thư. Thành công đạt được nhờ sự lựa chọn các đích quan tâm ở mức độ phân tử trong mô lành và bệnh lý (protein, RNA và DNA) rồi đánh dấu chúng bằng các đồng vị phóng xạ (ĐVPX) phát positron (18F, 11C, 13N, 15O, 124I, 64Ca, 68Ga). Hiện nay, PET đã có giá trị to lớn và tạo thành một cầu nối lớn giữa các nghiên cứu khoa học về sự sống từ in vitro trước đây chuyển sang thời kỳ nghiên cứu in vivo. Chính vì thế ngày nay PET đã tạo ra nền tảng khoa học mới cho các chuyên ngành hóa sinh, sinh học nhờ kỹ thuật ghi hình phân tử các quá trình chuyển hóa bằng PET. Nhờ đó thời kỳ đầu từ sau khi được sáng chế, PET chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và về sau mới phát triển về khía cạnh lâm sàng. PET/CT cũng có rất nhiều ưu điểm trong quá trình tạo ra các dược phẩm mới nhờ quá trình đánh giá dược động học (pharmacokinetics và pharmaco). Những thành quả khoa học với PET đã bắt đầu làm thay đổi con đường và cách thức mà chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học và tạo dựng những kiến thức và kỹ thuật mới gọi là y học phân tử (molecular medicine), tức là tạo ra những nguyên tắc và quy trình mới trong chẩn đoán và điều trị ở cấp độ phân tử. Các ghi hình phân tử trong các mối liên kết in vivo (in vivo link) đang được nỗ lực thực hiện để khám phá ra con đường dẫn tới những hiểu biết mới về bệnh tật và chăm sóc bệnh nhân ở mức độ phân tử. Người ta cho rằng sự xuất hiện kỹ thuật PET là một sự kiện đầy kịch tính đối với khoa học về sự sống (sinh học) bởi vì nhờ PET mà tiến sâu tới mức độ sinh học phân tử, di truyền phân tử, dược học phân tử... nên đưa được khoa học về sự sống đến với công nghệ nano, với genomics, proteomics, tạo cho nó một cơ hội lớn lao để phát triển trong tương lai và biết đâu có thể đây là cơ hội mở đầu cho một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (revolutionary technology developments) trong tương lai. Sau những lợi ích rõ rệt về ghi hình phân tử, gen của PET, các kỹ thuật ghi hình khác bằng tia X, cộng hưởng từ (MRI), CT, siêu âm hay SPECT cũng cố gắng tiếp cận lĩnh vực phân tử thông qua các hình ảnh về cấu trúc. Chính vì vậy đã nẩy sinh ý tưởng kết hợp PET/CT và PET/MRI để tận dụng đồng thời cả 2 loại thông tin chức năng và cấu trúc. Do đó, tổ hợp máy PET/CT được chế tạo. Đó là một trong những kỹ thuật ghi hình y học hiện đại nhất hiện nay. Với cách kết hợp này chúng ta sẽ tận dụng những ưu điểm của cả CT và của PET, nhờ có được đồng thời hình ảnh cấu trúc giải phẫu của CT và hình ảnh chức năng chuyển hoá của PET. Công tác nghiên cứu và cải tiến các hệ thống có khả năng kết hợp kỹ thuật hình ảnh đa phương thức khác đặc biệt là PET/MRI cũng đang phát triển. Trong trường hợp đó, người ta có thể kết hợp đồng thời hình ảnh từ PET với MRI cho phép xác định rất chính xác hoạt động chuyển hoá và cung cấp nhiều thông tin về mối quan hệ giữa cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của tổ chức. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, với sự ra đời của các dược chất phóng xạ mới, kỹ thuật chụp hình PET/CT đã có những tiến bộ vượt bậc, đem lại nhiều thông tin giúp ích cho chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị, bởi vậy PET/CT ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Do vậy, hiệu quả kinh tế, xã hội của PET và PET/CT là rất rõ rệt. Ngay từ khi xuất hiện, ứng dụng PET được phát triển nhanh chóng. 10 năm gần đây, kỹ thuật PET và PET/CT phát triển nhanh chóng ở các nước tiên tiến, số lượng máy PET và PET/CT lên đến hàng trăm (như Hoa Kỳ, Nhật bản, Đức, Hàn quốc, Trung quốc...). Các nước trong khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippin, Malaysia... đều có các trung tâm PET. Dự kiến trong những năm tới, số các nước có máy PET/CT sẽ ngày càng tăng lên và nhu cầu các chuyên khoa lâm sàng cần đến chỉ định của PET/CT cũng ngày càng tăng lên. Các lĩnh vực áp dụng chính của PET/CT trong lâm sàng hiện nay là: ung bướu, tim mạch, thần kinh và một số bệnh lý khác… Trong đó, các chỉ định trong ung bướu chiếm trên 90% tổng số các trường hợp. Người ta cũng sử dụng kỹ thuật PET/CT để sàng lọc phát hiện ung thư với FDG (Cancer Screening with FDG-PET). Hiện nay ở Việt Nam, một số bệnh viện đã có hệ thống máy PET/CT. Đến nay, các cơ sở này đã thực hiện ghi hình chẩn đoán cho hàng ngàn bệnh nhân các loại, nhưng chủ yếu vẫn là cho ung thư. DCPX chủ yếu vẫn là 18F-FDG. Thực tế và kinh nghiệm các nước cho thấy việc phân tích hình ảnh PET và PET/CT không dễ dàng, đòi hỏi cần có kinh nghiệm, so sánh, đối chiếu của người thầy thuốc cùng các cán bộ kỹ thuật và phối hợp tổ chức nhịp nhàng. Những sai sót trong chẩn đoán và đánh giá hình ảnh mang lại hậu quả đôi khi không nhỏ cho bệnh nhân và đồng nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, trong một hoàn cảnh kỹ thuật PET/CT còn mới và chưa phát triển nhiều ở nước ta cùng với sự nhạy bén trong khoa học và năng động trong chuyên môn của PGS.TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó Giám đốc - Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân – Đại học Y Hà Nội, cuốn “Atlas PET/CT một số bệnh ung thư ở người Việt Nam” đã ra đời. Mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên lý, cấu tạo và đặc biệt là hình ảnh PET/CT của người bình thường và bệnh nhân ung thư, cũng như kinh nghiệm lâm sàng mà PGS. TS. Mai Trọng Khoa và tập thể các đồng nghiệp công tác tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai đã thu được. Quyển sách cũng giúp các cán bộ y tế, đặc biệt là các bác sĩ lâm sàng có thêm sự hiểu biết về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực hành trong sử dụng PET/CT để chẩn đoán, theo dõi điều trị và trong giảng dạy, đào tạo. Vì vậy, cuốn sách sẽ cung cấp nhiều ca bệnh ung thư khác nhau về thể loại bệnh, giai đoạn …, mỗi một ca có tóm tắt bệnh án, diễn biến bệnh và các hình ảnh PET/CT đã ghi được tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai, đánh dấu các điểm thay đổi cần chú ý trên hình ảnh với ý nghĩa lâm sàng tương ứng. Điểm đặc biệt của cuốn sách là tác giả đã thu thập và phân tích các ca lâm sàng là các bệnh nhân ung thư của người Việt Nam. Đây là những thông tin rất có giá trị, có ý nghĩa thực tiễn và thực hành cao và lần đầu tiên được công bố ở nước ta, khi mà nhiều nước trong khu vực châu Á vẫn chưa có hình ảnh Atlas PET/CT bệnh nhân ung thư của nước mình.. Ngoài ra, trong cuốn sách tác giả cũng đã dành một chương để mô tả một số ca lâm sàng là bệnh nhân ung thư người nước ngoài, đó là những trường hợp cho đến nay tác giả chưa gặp trong thực tế công tác, do kỹ thuật PET/CT mới được áp dụng ở nước ta chưa lâu. Độc giả có thể tham khảo thêm ở chương này và hy vọng trong thời gian tới, trong lần xuất bản sau tác giả sẽ cung cấp cho chúng ta những hình ảnh của những loại bệnh này nhưng là của người Việt Nam. Tôi rất hân hạnh giới thiệu quyển sách này với các đồng nghiệp và các độc giả quan tâm đến chuyên ngành y học hạt nhân nói chung cũng như kỹ thuật PET và PET/CT nói riêng. Cuốn sách là một công trình khoa học công phu, nghiêm túc và có giá trị. Đây là một việc làm mạnh dạn, rất hữu ích và đáng khích lệ của tác giả. Bản thân tôi với tư cách là Hội chuyên khoa và các đồng nghiệp rất khuyến khích, động viên và ủng hộ tác giả vượt qua các khó khăn để cuốn sách được xuất bản kịp thời. Trong lần xuất bản đầu tiên này, cuốn sách không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi tin rằng tác giả sẽ rất trân trọng mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả. Phần I. Những nguyên tắc kỹ thuật và lâm sàng cơ bản Chương 1. Nguyên lý chụp PET/CT........... 2 Chương 2. Quy trình chụp PET/CT........... 14 Chương 3. Dược chất phóng xạ dùng cho PET/CT 27 Chương 4. Hấp thu FDG và phiên giải hình ảnh PET/CT 45 Phần II. Hình ảnh PET/CT của bệnh nhân người Việt Nam Chương 1. Hấp thu FDG sinh lý ............... 53 Hấp thu FDG sinh lý tại các cơ quan ở người Việt Nam 53 Đầu mặt cổ..................................................... 54 Vùng ngực...................................................... 57 Vùng bụng, tiểu khung................................... 61 Chương 2. Những biến thể sinh lý............ 69 Mở nâu........................................................... 70 Chương 3. PET/CT trong ung thư đầu mặt cổ Ung thư đầu và cổ......................................... 73 Ung thư vòm.................................................. 74 Ung thư lưỡi................................................... 76 Ung thư amydal............................................. 78 Ung thư sàng hàm......................................... 80 Ung thư thanh quản 1.................................... 82 Ung thư thanh quản 2.................................... 84 Ung thư thanh quản 3.................................... 86 Ung thư biểu mô tuyến giáp........................... 88 Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú ............. 90 Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú ............. 92 Ung thư chưa rõ nguyên phát 1..................... 94 Ung thư chưa rõ nguyên phát 2..................... 96 Chương 4. PET/CT trong ung thư phổi Ung thư phổi................................................... 99 Ung thư phổi................................................. 100 Ung thư phổi di căn...................................... 102 Ung thư phổi di căn não............................... 104 Ung thư phổi di căn xương.......................... 106 Ung thư phổi di căn xa................................. 108 Ung thư phổi - xẹp phổi................................ 110 Ung thư tiểu phế quản phế nang.................. 112 Ung thư màng phổi...................................... 114 Chương 5. PET/CT trong ung thư vú Ung thư vú................................................... 117 Ung thư vú................................................... 118 Ung thư vú di căn......................................... 120 Ung thư vú di căn hạch ............................... 122 Ung thư vú tái phát ...................................... 124 Chương 6. PET/CT trong u lympho ác tính U Lympho .................................................... 127 Hodgkin Lymphoma .................................... 128 Non Hodgkin Lymphoma ............................ 130 Non Hodgkin Lymphoma não ..................... 132 U lympho hốc mũi ....................................... 134 Chương 7. PET/CT trong ung thư đường tiêu hoá Ung thư đường tiêu hóa .............................. 137 Ung thư thực quản di căn ........................... 138 Ung thư thực quản di căn hạch .................. 140 Ung thư dạ dày - đánh giá giai đoạn bệnh .. 142 Ung thư dạ dày chưa di căn ....................... 144 Ung thư dạ dày di căn hạch ........................ 146 Ung thư dạ dày di căn phổi, hạch ............... 148 Ung thư dạ dày tái phát sau phẫu thuật ...... 150 Ung thư đại tràng di căn gan ....................... 152 Ung thư đại tràng di căn hạch ..................... 154 Ung thư trực tràng - đánh giá giai đoạn bệnh 156 Ung thư trực tràng di căn ............................ 158 Ung thư ruột thừa di căn hạch .................... 160 Ung thư gan đơn độc .................................. 162 Ung thư gan có hoại tử ............................... 164 Ung thư tụy di căn hạch .............................. 166 Chương 8. PET/CT trong ung thư hệ tiết niệu Ung thư hệ tiết niệu ..................................... 169 Ung thư tuyến tiền liệt ................................. 170 Chương 9. PET/CT trong ung thư phụ khoa Ung thư phụ khoa ....................................... 173 Ung thư cổ tử cung ..................................... 174 Ung thư cổ tử cung di căn hạch ................. 176 Ung thư cổ tử cung tái phát di căn hạch .... 178 Chương 10. PET/CT trong một số bệnh lý lành tính Các bệnh lý lành tính ................................... 181 Lao phổi ....................................................... 182 Nang gan ..................................................... 184 U xương chày ............................................. 186 Viêm khớp vai ............................................. 188 Viêm tuỵ mạn .............................................. 190 Chương 11. PET/CT đánh giá trước và sau điều trị Giới thiệu...................................................... 193 Ung thư vòm ............................................... 194 Ung thư thực quản 1.................................... 196 Ung thư thực quản 2.................................... 198 Ung thư phổi 1.............................................. 200 Ung thư phổi 2.............................................. 202 Ung thư phổi 3.............................................. 204 Ung thư phổi 4 ............................................. 206 Ung thư gan ............................................... 208 Chương 12. PET/CT mô phỏng lập kế hoạch xạ trị Giới thiệu...................................................... 211 Ung thư vòm ............................................... 212 Ung thư thanh quản .................................... 214 Ung thư thực quản ...................................... 216 Ung thư phổi 1.............................................. 218 Ung thư phổi 2 ............................................. 220 Phần III. Một số hình ảnh PET/CT tham khảo của các tác giả nước ngoài Những yếu tố gây nhiễu (Artifact)........... 225 Máy điều hòa nhịp tim.................................. 226 Khớp háng giả.............................................. 228 Răng giả....................................................... 230 Ống cố định tĩnh mạch ................................ 232 Cử động thở................................................. 234 Hấp thu sinh lý vùng đầu mặt cổ ............ 237 Hoạt độ của dây thanh ................................ 238 Hoạt độ ở bể máu ....................................... 240 Hoạt độ ở tuyến giáp ................................... 242 Quá sản tuyến ức ....................................... 244 Ung thư đầu mặt cổ .................................. 247 Ung thư lưỡi ................................................ 248 Ung thư ống tuyến nước bọt ...................... 250 U thần kinh nội tiết ....................................... 252 Ung thư phổi ............................................. 255 Carcinoid phổi 1 .......................................... 256 Carcinoid phổi 2 .......................................... 258 Ung thư biểu mô chế nhày và viêm............ 260 Ung thư biểu mô chế nhày phổi .................. 262 Ung thư hệ tiết niệu .................................. 265 Ung thư thận có hoại tử .............................. 266 Ung thư thận di căn hạch ............................ 268 Ung thư bàng quang di căn hạch ................ 270 Ung thư tinh hoàn sau phẫu thuật ............... 272 Ung thư phụ khoa ................................. 275 Ung thư tử cung .......................................... 276 Ung thư vòi Fallop ....................................... 278 Ung thư buồng trứng di căn ruột ................. 280 Leukemie .................................................... 283 Leukemie mạn thâm nhiễm tủy .................. 284 NH Lymphoma ........................................... 287 Hodgkin Lymphoma .................................... 288 Ung thư da ................................................. 291 U hắc tố di căn hạch ................................... 292 Ung thư hắc tố di căn gan, lách .................. 293 Ung thư hắc tố di căn gan ........................... 296 Ung thư hắc tố di căn xương ...................... 298 Ung thư hắc tố ngón chân........................... 300 Đánh giá trước và sau điều trị ................. 303 Hodgkin Lymphoma .................................... 304 Bệnh lý lành tính........................................ 307 Bệnh Sarcoidosis......................................... 308 Bệnh xơ cứng xương.................................. 310 Dị vật ........................................................... 312 Đường dò .................................................... 314 Loạn sản xơ ................................................ 316 U tuyến thể ống ........................................... 318 U xơ tử cung ............................................... 320 Viêm phổi .................................................... 322 Giới thiệu sách
GS.TSKH. Phan Sỹ An Chủ tịch Hội Vật lý Y học Việt NamPhó chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam
Tóm tắt sách
MỤC LỤC