Gen trị liệu

Ngoài các phương pháp điều trị ung thư truyền thống thì việc phát triển thêm các phương pháp điều trị bổ trợ khác đã giúp nhiều bệnh nhân ung thư có cơ hội điều trị bệnh.

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ung thư ngày càng có nhiều tiến bộ, đến nay chúng ta áp dụng được điều trị cá thể hóa trên từng bệnh nhân dựa vào đặc tính đột biến gen của họ.

Dấu ấn trên tế bào lympho T giúp dự đoán đáp ứng điều trị bệnh nhân ung thư bạch cầu mạn bằng công nghệ tế bào CAR-T

Ứng dụng tấm biểu mô từ tế bào gốc mô mỡ trong điều trị loét do đái tháo đường.

Phẫu thuật cắt bỏ hai tuyến vú có hiệu quả với bệnh nhân mang đột biến BRCA1, nhưng không hiệu quả ở bệnh nhân mang đột biến BRCA2

Tế bào gốc trong cơ thể làm việc như một hệ thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia thành các tế bào chuyên biệt để bổ sung, thay thế các tế bào già yếu, giảm chức năng hay mất chức năng.

Tầm quan trọng của xét nghiệm đột biến gen RAS trong điều trị ung thư đại trực tràng

Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma (HCC)) là bệnh ác tính phổ biến thứ 5 trong các bệnh ung thư. Bệnh cũng là nguyên nhân tử vong hàng thứ 2 trong các trường hợp tử vong do ung thư trên thế giới, với trên 600.000 ca được ghi nhận mỗi năm.

Rất nhiều hướng dẫn thực hành lâm sàng cho bệnh HCC đã được công bố và cập nhật hàng năm trên toàn thế giới. Bên cạnh hướng dẫn chẩn đoán và theo dõi điều trị HCC thì tầm soát phát hiện sớm bệnh cũng có một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, HCC phát hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị khả quan hơn. Trên thế giới có rất nhiều các Hiệp hội và tổ chức đưa ra các hướng dẫn thực hành khác nhau về tầm soát HCC. Vì vậy, việc tổng hợp và so sánh các khuyến cáo trong tầm soát HCC trên đối tượng nguy cơ cao là rất cần thiết không chỉ cho bác sỹ điều trị mà cả bệnh nhân trong việc theo dõi, phát hiện sớm HCC.

Dưới đây là bảng tổng hợp các thông tin hướng dẫn tầm soát HCC trên các đối tượng nguy cơ cao của các Hiệp hội trên thế giới công bố trong khoảng thời gian 2010-2016:

Hướng dẫn của (năm công bố)

Tầm soát định kỳ

Nhóm nguy cơ cao

Thăm dò/ Xét nghiệm

Tần xuất

Nhóm nghiên cứu ung thư gan Hàn Quốc và Trung tâm ung thư quốc gia - KLCSG-NCC (2014)

Viêm gan B hoặc C hoặc xơ gan

 

Siêu âm và AFP huyết thanh

 

Hội gan học Nhật Bản- JSH (2015)

- Xơ gan (nhóm nguy cơ rất cao)

- Viêm gan B hoặc C (nhóm nguy cơ cao)

Siêu âm và AFP, DCP, AFP-L3

huyết thanh

- Mỗi 3-4 tháng (nhóm nguy cơ rất cao); có thể chụp CT/MRI mỗi 6-12 tháng

- Mỗi 6-12 tháng (nhóm nguy cơ cao)

Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Châu Á- Thái Bình Dương- APASL(2010)

Xơ gan có nhiễm viêm gan B hoặc C

 

Siêu âm và AFP huyết thanh

6 tháng

Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Châu Âu- EASL-EORTC (2012)

- Xơ gan

- Không xơ gan mang virus viêm gan B có tiền sử gia đình HCC/viêm gan hoạt động

- Không xơ gan có viêm gan C mãn tính và xơ hoá gan tiến triển F3

Siêu âm

- Mỗi 6 tháng

- Mỗi 3-4 tháng (1. Khi nốt <1cm; 2. Theo dõi sau điều trị cắt phần gan hoặc trị liệu tại vùng)

Hiệp hội ung thư Châu Âu- Hiệp hội ung thư tiêu hoá Châu Âu- ESMO-ESDO (2012)

- Xơ gan

- Không xơ gan mang virus viêm gan B với tải lượng virus cao

- Không xơ gan có viêm gan C mãn tính và xơ hoá gan tiến triển F3

Siêu âm

6 tháng

Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Mỹ- AASLD (2011)

Xơ gan

Siêu âm

6 tháng

Mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kỳ- NCCN (2016)

Xơ gan

Không xơ gan nhưng viêm gan B

Siêu âm/AFP

6-12 tháng

Hiệp hội tiêu hoá Mỹ- ACG (2014)

Xơ gan

Siêu âm và AFP

-










































Siêu âm từ lâu đã được sử dụng trong tầm soát HCC. AFP (α-fetoprotein) huyết thanh cũng được sử dụng như là một dấu ấn khối u của HCC. Tuy nhiên, AFP huyết thanh ở mức bình thường trong 35% các trường hợp HCC có khối u nhỏ. Đồng thời, AFP cũng tăng trong các bệnh nhân viêm gan hoạt động. Khi kết hợp với siêu âm, AFP giúp phát hiện thêm khoảng 6- 8% số ca không phát hiện bất thường trên siêu âm.

Trong bảng trên, các hiệp hội Châu Âu (AASLD, EASL-EORTC, và ESMO-ESDO) chỉ khuyến cáo tầm soát bằng siêu âm mà không kết hợp AFP. Ngược lại, NCCN cho rằng AFP có thể hữu ích trong tăng cường phát hiện HCC khi kết hợp với siêu âm. Hầu hết các khuyến cáo của Châu Á đưa ra nên kết hợp siêu âm và AFP trong tầm soát HCC. Đặc biệt, theo khuyến cáo của Hội gan học Nhật Bản (Japan Society of Hepatology-JSH) trong tài liệu Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng điều trị Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), bản bổ sung ban hành năm 2015, đã khuyến cáo tầm soát định kỳ cho các bệnh nhân nguy cơ mắc HCC. Bên cạnh siêu âm, hiệp hội này cũng khuyến cáo làm bộ ba xét nghiệm DCP, AFP và AFP-L3 huyết thanh. Khoảng cách giữa các lần tầm soát cũng thay đổi tuỳ theo các nhóm nguy cơ. Cụ thể, bệnh nhân nhóm nguy cơ rất cao (extremely high risk) như xơ gan, nên siêu âm và xét nghiệm bộ ba này mỗi 3-4 tháng. Có thể kết hợp thêm chụp CT hoặc MRI mỗi 6-12 tháng. Nhóm nguy cơ cao (high risk) như viêm gan B hoặc C, nên siêu âm và xét nghiệm DCP, AFP và AFP-L3 huyết thanh mỗi 6 tháng.

AFP là một protein bào thai. Bình thường, sau khi sinh, nồng độ AFP giảm thấp, chỉ còn lượng nhỏ dưới 10ng/ml do gan, niêm mạc đường tiêu hóa sản xuất. AFP cao ở bệnh nhân ung thư gan, xơ gan và suy gan. AFP gồm 3 thể khác nhau AFP-L1, AFP-L2, AFP-L3 trong đó AFP-L3 có thể được phát hiện trong khoảng 35% số trường hợp HCC có khối u nhỏ <2cm. Khi AFP-L3 tăng hơn 10% là có thể chỉ ra 1 tình trạng sớm của HCC, đôi khi sớm hơn phát hiện HCC bằng chẩn đoán hình ảnh (từ 3-21 tháng).

PIVKA-II hay des-gamma-carboxy prothrombin (DCP) là prothrombin bất thường. Lúc đầu vai trò của PIVKA-II trong chẩn đoán và tiên lượng, đánh giá hiệu quả điều trị ung thư gan HCC được triển khai nghiên cứu và áp dụng trong lâm sàng nhiều nhất tại Nhật Bản. Gần đây, vai trò của PIVKA-II được chú ý nhiều hơn tại châu Âu, Hoa Kỳ cũng như Châu Á. Phần lớn các nghiên cứu ở Nhật Bản và Châu Á cho thấy PIVKA-II có vai trò tốt hơn AFP, đặc biệt tương quan với kích thước khối u, hình thành huyết khối, hay xâm lấn mạch máu, đánh giá khả năng tái phát sau điều trị. PIVKA-II hiện diện trong 91% bệnh nhân HCC. Sự tăng PIVKA-II thường phản ảnh nguy cơ bệnh nhân viêm gan mãn tính diễn tiến đến HCC.

Hiện tại, Đơn vị gen trị liệu - Tế bào gốc thuộc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai đã đưa vào xét nghiệm thường quy bộ ba thông số DCP, AFP và AFP-L3 huyết thanh trên máy xét nghiệm TasWako-i30 của Nhật Bản. Đây là thiết bị hiện đại, độ nhạy cao, được kiểm chuẩn thường xuyên và sử dụng hoá chất, vật tư chính hãng.

 

Người dịch: Ngô Thị Thu Hiền - Trung tâm YHHN&UB, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn: Su Jong Yu. A concise review of updated guidelines regarding the management of hepatocellular carcinoma around the world: 2010-2016. Clinical and Molecular Hepatology 2016;22:7-17

 

GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Trần Đình Hà, TS.BS. Phạm Cẩm Phương, PGS.TS. Nguyễn Văn Kình, TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ThS. Nguyễn Tiến Lung, TS. Nguyễn Thuận Lợi, TS. Nguyễn Huy Bình, ThS. Ngô Thị Thu Hiền, BS. Nguyễn Tuấn Anh, BSNT. Nguyễn Đức Luân và cộng sự

GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Trần Đình Hà, TS. Phạm Cẩm Phương, TS. Nguyễn Tiến Lung, TS. Nguyễn Thuận Lợi, TS. Nguyễn Huy Bình, ThS. Ngô Thị Thu Hiền, BS. Nguyễn Tuấn Anh

GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Trần Đình Hà, TS. Phạm Cẩm Phương, TS. Phạm Văn Thái, TS. Nguyễn Huy Bình, TS. Nguyễn Tiến Lung, BS. Nguyễn Tuấn Anh, PGS. Nguyễn Văn Kình, TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ThS. Ngô Thị Thu Hiền.

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư, Đại học Colorado cho thấy gen ALK và ROS1 gây ra ung thư phổi cũng có mặt trong ung thư đại trực tràng.

Ung thư đã và đang trở thành căn bệnh quái ác gây chết hàng đầu thế giới. Đa số các phương tiện trị liệu hiện nay đều chưa mang đến kết quả mong đợi, cơ chế gây ung thư còn quá nhiều bí ẩn. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, đặc biệt bùng nổ từ năm 2006, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra thuyết “ Tế bào gốc ung thư” (cancer stem cell_CSC). Có lẽ thủ phạm gây ra căn bệnh quái ác này là “ tế bào gốc ung thư”.

Các nhà khoa học đã tìm ra một cơ chế phân tử mới thúc đẩy tế bào phát triển nhanh hơn bình thường và việc áp dụng cơ chế này khiến tế bào ung thư tự diệt.

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư quốc gia (NCI) của Mỹ ngày 15/7 đã công bố cơ sở dữ liệu lớn nhất từ trước đến nay về các biến đổi gen liên quan bệnh ung thư nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu phương pháp toàn diện nhất giúp tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh chết người này.

Sử dụng tế bào gốc trong điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo đã tạo được sự quan tâm đặc biệt của giới y khoa cũng như những kẻ "ngoại đạo". Nhưng mặt khác, bằng chứng minh cụ thể, các nhà khoa học đã giải thích vì sao tế bào gốc có thể gây ra và tạo thành những ung thư mới.

Một nhóm các nhà khoa học Viện Liệu pháp gen San Raffaele Telethon, Milan (Ý) đã phát triển một liệu pháp gen mới để chữa hội chứng Wiskott – Aldrich, một loại hội chứng suy giảm miễn dịch di truyền gây tử vong.

Page 2 of 3

Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 18862
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358446