Sunday, 19 September 2010 11:55

Béo phì, vận động cơ thể và nguy cơ ung thư

Read 12903 times

Có những điều chúng ta có thể nhận thức ngay từ bây giờ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn

 

  • Ở Mỹ và các nước phát triển khác tỷ lệ béo phì và hạn chế vận động ngày càng tăng. Ở Mỹ trong 20 năm trở lại đây tỷ lệ thừa cân ở thanh niên tăng gấp 3 lần (4.6%­ -15.5%), ở trẻ em 6-11 tuổi tăng từ 5%-15.3%, ở người lớn tăng gấp 2 lần (15%-30.9%). Trong suốt 20 năm từ cuối thập kỷ 70 đến năm 2010 tỷ lệ béo phì tăng theo tuổi, nữ > nam và người da đen > da trắng. Hạn chế vận động cũng phân bố theo dịch tễ này. Những cuộc điều tra về vận động cơ thể trong năm 2010 cho thấy 27% người trưởng thành ở Mỹ không hoạt động thể thao và 28% người trưởng thành không có hoạt động thể thao thường xuyên.

  • Tỷ lệ trẻ em thừa cân và ít vận động ngày càng tăng. Trẻ em trong nhóm ít hoạt động thể thao mạnh và xem vô tuyến nhiều có xu hướng bị thừa cân nhiều nhất, việc sử dụng máy vi tính nhiều cũng góp phần làm tăng nguy cơ thừa cân. Thừa cân ở trẻ em có thể sẽ dẫn đến béo phì ở người lớn sau này, hậu quả là các vấn đề sức khoẻ liên quan đến béo phì ngày càng tăng trong tương lai. Các nghiên cứu dịch tễ học thường sử dụng chỉ số khối cơ thể (kg/m2) (BMI-body mass index) để đánh giá sự tác động của béo phì đến nguy cơ ung thư. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra phân loại về thừa cân và béo phì ở người lớn dựa theo chỉ số khối cơ thể BMI theo bảng sau:

BMI (kg/m2)

Phân loại của WHO

Mô tả phổ biến

<18.5
Nhẹ cân
Gầy
18.5-24.9
Cân nặng bình thường
Khỏe mạnh, bình thường
25.0-29.9
Thừa cân độ I
Thừa cân

30-39.9

Thừa cân độ II
Béo phì

>40

Thừa cân độ III
Béo phì bệnh lý
Bảng 1. Phân loại về chỉ số khối cơ thể của WHO
1.    Đối với ung thư vú:

- Estrogen và progesterone nội, ngoại sinh đều làm tăng sinh tế bào vú và là tiền đề cho sự phát triển ung thư vú. Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ đã mãn kinh, vận động làm giảm nguy cơ ung thư vú ở cả phụ nữ tiền và sau mãn kinh.

- Ở phụ nữ đã mãn kinh mà thừa cân hoặc béo phì thì có tỷ lệ ung thư vú cao hơn. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy ở nhóm phụ nữ béo phì nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,5 - 2,0 lần so với nhóm gầy. Khi phân tích số liệu từ 8 nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể, hormone nội sinh và nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ đã mãn kinh cho thấy nếu BMI tăng 5kg/m2 thì nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên 18% (vì ở phụ nữ nặng cân hơn thì nồng độ estrogen trong máu cao hơn đặc biệt là estradiol). Việc sử dụng hormone làm thay đổi mối liên quan giữa béo phì và nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ đã mãn kinh. Béo phì không làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ đã mãn kinh có sử dụng hormone vì trong môi trường có estrogen ngoại sinh (và progestin) nếu có béo phì thì lượng estrogen trong máu tăng không đáng kể.

- Ở phụ nữ tiền mãn kinh béo phì có thể gây rối loạn kinh nguyệt, những chu kỳ kinh không rụng trứng hoặc vô kinh thứ phát.

- Hoạt động thể thao làm giảm nguy cơ ung thư vú. Hoạt động thể thao mạnh có thể làm chậm tuổi bắt đầu có kinh, gây ra vô kinh thứ phát, kinh nguyệt ít hay những kỳ kinh không rụng trứng ở các vận động viên nữ; 2 nghiên cứu cho thấy nồng độ estradiol trong chu kỳ kinh có rụng trứng ở những vận động viên thấp hơn đáng kể so với những phụ nữ ngồi nhiều. Những nghiên cứu dịch tễ học về mối liên quan giữa hoạt động thể thao và nguy cơ ung thư vú thông qua nghề nghiệp và sự tham gia vào các khoá học thể thao để gián tiếp đánh giá vận động cơ thể. Mặc dù sự đánh giá là gián tiếp nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn ở nhóm phụ nữ vận động nhiều. Một nghiên cứu bệnh chứng ở những phụ nữ khoảng 40 tuổi và những phụ nữ trẻ hơn cho thấy hoạt động thể thao thời trẻ rất quan trọng giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ mắc ung thư vú ở nhóm phụ nữ vận động thể dục trung bình 4 giờ/tuần giảm 60% so với nhóm phụ nữ ít vận động. ở phụ nữ đã mãn kinh thời gian luyện tập thê thao trung bình liên quan đến chi phí năng lượng và cũng dự báo nguy cơ ung thư vú, với những phụ nữ vận động nhiều nguy cơ ung thư vú giảm đi. Đối với phụ nữ đã mãn kinh tập thể thao làm giảm nguy cơ ung thư vú vì nó giúp duy trì trọng lượng cơ thể thấp hay bởi sự tác động trực tiếp của nồng độ estrogen.

2.   Đối với ung thư nội mạc tử cung:

Là ung thư phụ thuộc hormone có liên quan đến sự thiếu hụt progesterone và gây nên nồng độ cao estrogen, sử dụng estrogen ở phụ nữ đã mãn kinh đã được biết đến là nguyên nhân gây ra ung thư này. Vì vậy không có gì ngạc nhiên rằng béo phì làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung đặc biệt ở phụ nữ đã mãn kinh. ở phụ nữ tiền mãn kinh ảnh hưởng dường như chỉ giới hạn ở nhóm phụ nữ béo phì (BMI>30kg/m2) nhưng ở phụ nữ đã mãn kinh nguy cơ tăng theo chỉ số BMI.

3.    Đối với ung thư đại tràng:

- Thừa cân có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đại tràng và vận động nhiều, tập thể dục khi dỗi làm giảm nguy cơ.

- Tác động có hại của thừa cân và béo phì ở đại tràng xuống cao hơn ở đại tràng lên và ở nam cao hơn nữ.

- Có một vài cơ chế giải thích mối liên quan giữa béo phì, ít vận động và ung thư đại tràng là do hoạt động xen kẽ của protaglandin, sự nhạy cảm insulin, sự thay đổi một số mặt của yếu tố phát triển và sự thay đổi thời gian chu chuyển phân trong lòng đại tràng.

4.   Đối với ung thư biểu mô tuyến thực quản:

- 30 năm trước ung thư biểu mô tuyến thực quản hiếm gặp. Cùng với sự tăng tỷ lệ béo phì 30 năm trở lại đây tỷ lệ ung thư thực quản tăng >350%, tỷ lệ nam giới da đen mắc cao gấp 3 - 4 lần nam giới da trắng và gấp 8 lần phụ nữ da trắng.

- Béo phì được ghi nhận là làm tăng nguy cơ ung thư thực quản vì hội chứng trào ngược dạ dày (thường hay gặp ở bệnh nhân béo phì, tăng theo sự tăng chỉ số khối cơ thể) làm biến đổi biểu mô thực quản.

5.   Đối với ung thư thận:

- Béo phì cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận như làm tăng huyết áp và đái tháo đường.

- Sự tác động này ở nữ giới mạnh hơn nam giới và nó không phụ thuộc huyết áp.

Tóm lại, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ đã mãn kinh, ung thư đại tràng (đặc biệt nam giới), ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận, ung thư thực quản. Ở những người tập thể thao thì sẽ giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung.

Hút thuốc lá, béo phì, lười vận động là những nguyên nhân gây ung thư có thể tránh khỏi bằng cách không hút thuốc lá, nếu đã hút thì bỏ, tập thẻ dục thể thao để giảm cân thừa.

Theo các nghiên cứu về mối liên quan giữa béo phì, vận động cơ thể và nguy cơ ung thư cho thấy 39% ung thư nội mạc tử cung, 37% ung thư thực quản, 11% ung thư đại tràng và 9% ung thư vú có liên quan đến béo phì và thừa cân. Thêm vào đó có 11% bệnh nhân ung thư vú, 13% bệnh nhân ung thư đại tràng, 11% bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung hạn chế vận động cơ thể. Hạn chế vận đông cơ thể và béo phì ngày càng phổ biến do vậy trong tương lai tỷ lệ mắc các loại ung thư kể trên ngày càng tăng.

Ths. Phạm Cẩm Phương sưu tầm và dịch

Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 18112
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358444