Tin tức và sự kiện

GS.TS Mai Trọng Khoa

Trong tổng số chín công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2017 thì có tới ba công trình thuộc lĩnh vực y tế, có giá trị to lớn trong việc chăm sóc, điều trị, giảm gánh nặng kinh tế cho người bệnh.

Một trong ba công trình thuộc lĩnh vực y tế được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017 có cụm công trình Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác của GS.TS Mai Trọng Khoa và ba đồng tác giả, gồm năm nhóm công trình: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp phát bức xạ positron (PET/CT: Positron Emission Tomography) để chẩn đoán ung thư và bệnh sa sút trí tuệ; Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật xạ trị (Radiotherapy) tiến tiến để điều trị ung thư; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ phẫu (radiosurgery) bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc, cấy hạt phóng xạ, điều trị miễn dịch phóng xạ và xạ trị áp sát trong điều trị ung thư; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết.

Việc chẩn đoán và điều trị ung thư bằng các phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa với các kỹ thuật mới đã được thực hiện ở các nước phát triển từ vài thập kỷ trước và ngày càng tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên, ở nước ta đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điều này khiến cho công tác chẩn đoán, điều trị, đặc biệt là công tác chẩn đoán sớm, phát hiện tái phát, di căn ung thư ít hiệu quả, chi phí điều trị tốn kém, tỷ lệ tử vong cao... Xuất phát từ thực tế trên, cùng với các kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, học tập, thực tập nâng cao tay nghề về Y học hạt nhân và Ung bướu ở một số nước phát triển, GS.TS Mai Trọng Khoa (Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu) đã chủ động, mạnh dạn tìm tòi, chọn lọc đưa về ứng dụng thành công tại Việt Nam một số kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa cùng với các đồng nghiệp nghiên cứu làm chủ công nghệ, thích nghi các phương pháp chẩn đoán và điều trị, từ đó nâng cao hơn chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác, làm giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

“Việc ứng dụng các bức xạ ion hóa nói trên vào trong y học, nhất là trong lĩnh vực ung thư đã góp phần quan trọng trong việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình ở Việt Nam một cách hiệu quả, kinh tế và an toàn”, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu nhận định. Đến nay Trung tâm đã thực hiện được hơn 60.000 mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay: RIA); hơn 60.000 bệnh nhân ung thư các loại được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 3.400 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được điều trị bằng dao gamma quay (Rotating gamma knife: RGK), 6.200 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị điều biến liều (Intensity Modulated Radiatio Therapy: IMRT) và kỹ thuật 3D kết hợp hình ảnh PET/CT hoặc CT mô phỏng; hơn 2.100 bệnh nhân ung thư tuyến giáp và 1.500 bệnh nhân bướu tuyến giáp lan toả nhiễm độc được điều trị bằng I-131…

Nhờ các phương pháp nói trên đã làm tăng tỷ lệ phát hiện sớm, chính xác bệnh ung thư và làm tăng rõ rệt tỷ lệ điều trị khỏi, thành công, làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai). Số lượng bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác được chẩn đoán và điều trị thành công ở các cơ sở y tế khác do Trung tâm đào tạo và hỗ trợ còn nhiều hơn. Không những thế, những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn này đã được phổ biến, đào tạo, chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, tăng tỷ lệ điều trị trong nước (trước đây phải ra nước ngoài), giảm chi phí cho các bệnh nhân ung thư và chi phí xã hội cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh này. Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, tổng số tiền tiết kiệm được khi ứng dụng các kỹ thuật của cụm công trình này là: 88,45 triệu USD (tương đương với 1.945,9 tỉ đồng). Chẳng hạn, đối với kỹ thuật chụp PET/CT: Với 8.475 bệnh nhân ung thư được chụp PET/CT tại Trung tâm đã tiết kiệm được tổng số tiền chênh lệch là 8,475 triệu đô la, nếu so sánh với kỹ thuật tương tự được chụp tại Singapore: giá thành là 2.200 đô la/ lần, tại Việt Nam là 1.200 đô la/lần; đối với kỹ thuật xạ điều biến liều: Một đợt xạ trị điều biến liều tại Singapore là 10.000 đô la, tại Việt Nam là 2.000 đô la; đối với kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay: Một lần xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Mỹ là 25.000 đô la, tại Việt Nam là 2.000 đô la, … chưa kể chi phí đi lại, ăn ở.

Thu Hằng- Q. Hoa

Nhìn những bệnh nhân ung thư có thể cứu được mà kỹ thuật không "với tới" được, Giáo sư Mai Trọng Khoa đã cùng cộng sự của mình mất hơn 20 năm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới để cứu người bệnh. Công trình này được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những thành tựu to lớn của các nhà khoa học trong năm 2016 trong nỗ lực chống lại ung thư - căn bệnh đáng sợ nhất thế kỷ 21.

Số ca mắc bệnh ung thư trên khắp thế giới đang gia tăng rất nhanh về cả số lượng lẫn độ nghiêm trọng. Tuy nhiên năm 2016 có lẽ là một năm thành công đối với ngành y trong những nỗ lực tìm ra phương pháp chữa căn bệnh này. 

Từ phát hiện sớm ung thư qua xét nghiệm máu, đến chữa hoàn toàn được một số dạng ung thư, các nhà khoa học đang có những khởi đầu tươi sáng khiến căn bệnh này không còn là nỗi ám ảnh toàn cầu nữa.

1. Xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ. Nếu được phát hiện sớm, ung thư vú có thể được chữa khỏi hoàn toàn. 

Tuy nhiên, để làm các cuộc xét nghiệm tầm soát ung thư vú, người ta thường dùng một kĩ thuật gọi là "mammogram" – chụp quang tuyến vú – và sau đó là "biopsy" – sinh thiết. Kỹ thuật này khá tốn thời gian và gây nhiều bất tiện cho người phụ nữ, đặc biệt gây đau đớn đối với những người có cơ thể quá nhạy cảm hay vào kỳ kinh nguyệt.

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 1.

Phương pháp mới tiện lợi và ít tốn kém hơn nhiều

Để khắc phục khó khăn này, các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Úc đã nghiên cứu thành công phương pháp xét nghiệm máu có thể phát hiện được ung thư vú bằng cách tìm kiếm các vết tích từ các chất do khối u tiết ra. 

Tuy còn nhiều năm nữa thì kỹ thuật này mới được đưa vào sử dụng rộng rãi, nó vẫn được cho là nhanh hơn, ít tốn kém hơn và ít gây xâm phạm đến các mô hay các khối u trong ngực so với kĩ thuật sinh thiết.

2. Phương pháp chữa ung thư phổi hiệu quả hơn cả hóa trị

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với cả nam lẫn nữ, và phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay chính là hóa trị liều cao. 

Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng các hóa chất khi được truyền vào máu, nó không chỉ phá hủy tế bào khối u mà nó còn phá hủy các tế bào lân cận. Do đó những người đang sử dụng phương pháp hóa trị thường phải chịu những tác dụng phụ nặng nề như nôn mửa thường xuyên, hoặc rụng tóc.

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 2.

Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cực kì cao

Một nghiên cứu vào tháng 10 năm 2016 đã đưa ra một loại thuốc trị ung thư phổi hiệu quả hơn hóa trị những 40%. Thuốc này có tên là Pembrolizumab (tên thường là Keytruda). 

Trong các thử nghiệm, bệnh nhân có những phản hồi rất tốt, như thời gian sống được kéo dài hơn và ít có dấu hiệu tiến triển bệnh trong 10 tháng so với những người đang hóa trị. Thuốc này đã được FDA công nhận là thuốc hóa trị thứ hai và đang chờ để được công nhận là thuốc hóa trị được ưu tiên trong chữa trị ung thư phổi.

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 3.

Đây là loại thuốc mới có tác dụng hơn cả hóa trị trong điều trị ung thư phổi

3. Liệu pháp miễn dịch cho kết quả "chưa từng có" đối với ung thư máu nan y

Liệu pháp miễn dịch có thể hiểu là sử dụng hệ miễn dịch của chính bản thân, kết hợp với thuốc để chống đỡ bệnh tật. Liệu pháp miễn dịch đã cho những kết quả "chưa từng có trong y học" đối với chữa trị ung thư, đặc biệt là ung thư máu.

Trong một nghiên cứu, 94% bệnh nhân có bệnh bạch cầu lympho bào cấp tính cho thấy các triệu chứng hoàn toàn biến mất. Đối với những bệnh nhân bị các loại ung thư máu khác, 80% cho kết quả khả quan và hơn 50% thuyên giảm bệnh tình.

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 4.

Kiểm soát khối u cũng là một cách tiêu diệt chúng

Phương pháp này cho kết quả tốt nhất đối với ung thư máu và tủy xương. Các nhà khoa học đang mở rộng một số thử nghiệm lâm sàng để có thể phát huy tối đa tiềm năng của phương pháp này. 

Một trong các nhà nghiên cứu, Stanley Riddell cho biết: "Giống với hóa trị và xạ trị, phương pháp này tuy không thể cứu sống tất cả các bệnh nhân, nhưng cuối cùng nó cũng có thể được xem xét để trở thành một trong những phương pháp trụ cột trong chữa trị ung thư."

4. Phương pháp kiểm soát khối u

Đi ngược lại với tất cả các phương pháp khác, các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Bang Oregon đã có một hướng tiếp cận mới với ung thư: giảm tối thiểu liều hóa trị, nhưng truyền thuốc cho bệnh nhân thường xuyên hơn. 

Phương pháp này được gọi là "Metronomic dosage regimen" (tạm dịch là Phân liều theo nhịp), sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm quá trình kháng thuốc của khối u.

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 5.

Phương pháp này có hiệu quả với các loại ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi hay ung thư tuyến tiền liệt. Mục đích thực sự của nó là biến cơ thể thành môi trường bất lợi cho sự phát triển và lan rộng của khối u.

5. Phương pháp chữa trị cho loại ung thư vú "không thể chữa trị"

Krtin Nithiyanandam, một thiếu niên 16 tuổi đến từ Anh Quốc đã tìm ra cách chữa bệnh hiệu quả hơn cho một trong những loại ung thư chết người nhất – ung thư vú thể bộ ba âm tính.

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 6.

Chân dung cậu thiếu niên tuổi trẻ tài cao

Phần lớn các loại ung thư đều có thụ thể trên bề mặt tương tác được với thuốc, nhưng loại ung thư này thì không. Và cậu bé này đã tìm ra cách để nó có thể phản ứng với các loại thuốc!

Bằng cách tiêm một loại protein đặc hiệu tên là ID4 vào cơ thể, các khối u đã chuyển sang dạng dễ chữa trị hơn.

Phương pháp này chưa được sử dụng trên lâm sàng và vẫn cần phải nghiên cứu phát triển thêm, nhưng các chuyên gia tin rằng đây là một bước tiến quan trọng trong việc chữa trị loại ung thư vú ác tính này.

Nguồn: Medical Daily

BV Bạch Mai cho biết, công trình y học của hai Phó giám đốc BV là GS.TS Phạm Minh Thông, GS.TS Mai Trọng Khoa đã giành Giải thưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, công trình y học của GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực cũng giành Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2016.

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đây là những công trình về y học đều đã đạt tới những công nghệ tân tiến nhất của thế giới hiện nay.

Cụ thể: GS.TS Phạm Minh Thông với công trình Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp.

GS. Thông hiện là Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của BV.

GS.TS Phạm Minh Thông.

GS.TS Mai Trọng Khoa với công trình Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hoá trong chẩn đoán điều trị ung thư và một số bệnh lý.

GS. Khoa hiện là Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của BV.

GS.TS Mai Trọng Khoa.

GS.TS Nguyễn Gia Bình với công trình Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó với một số bệnh nguy hiểm.

GS. Bình hiện là Trưởng khoa Hồi sức tích cực của BV Bạch Mai.


GS.TS Nguyễn Gia Bình.

Được biết, trong số hơn 100 công trình khoa học công nghệ được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2016, Hội đồng cấp Nhà nước đã chọn ra 9 công trình đặc biệt xuất sắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 7 công trình xuất sắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 5. Đây chính là những giải thưởng danh giá đối với các nhà khoa học, góp phần khuyến khích, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, say mê nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 5 dự kiến được tổ chức và tháng 9 tới.

Dương Hải

Sau khoảng một năm rưỡi thử nghiệm, Bộ Y tế Việt Nam cho phép ứng dụng chất nhuộm màu ICG trong điều trị ung thư.

lan-dau-tien-vn-cho-phep-dung-chat-nhuom-mau-icg-trong-dieu-tri-ung-thu

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: TP.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng phòng Khoa học Đào tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, giải thích ICG (Indocyanine green) là chất nhuộm màu được sử dụng trong chẩn đoán y khoa giúp tăng khả năng xác định chính xác các hạch di căn để nạo vét triệt để, nhờ đó tăng hiệu quả chữa khỏi ung thư và giảm tỷ lệ tái phát

Khi tiêm chất này vào cơ thể bệnh nhân, ICG sẽ mô phỏng đường đi của các tế bào ung thư và hiển thị hình ảnh trên thiết bị quan sát chuyên dụng. Khi theo dõi qua máy, phẫu thuật viên có thể nhận diện được những vùng bị ung thư xâm lấn và lên phương án tiêu diệt triệt để các tế bào ác tính.

Bác sĩ Thịnh cho biết, ICG đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong điều trị ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư da... Mới đây Bộ Y tế VN đã cho phép sử dụng ở trong nước. Đến nay Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP HCM là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp phép sử dụng ICG trong phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng. Các chuyên gia kỳ vọng việc áp dụng kỹ thuật này một cách thường quy giúp tăng khả năng xác định chính xác các hạch di căn cũng như chẩn đoán giai đoạn bệnh, nạo hạch triệt để, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn mà chi phí phẫu thuật gia tăng không đáng kể.

Theo thống kê ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính đường tiêu hóa thường gặp trong cộng đồng hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư. Nguy cơ mắc bệnh trong suốt đời mỗi người được ước tính khoảng 1/20, tức cứ 20 người thì một trường hợp có thể bệnh. 

Ở các nước phát triển, tần suất ung thư đại trực tràng giảm dần từ 2,1 đến 2,8% mỗi năm nhờ hiệu quả của những chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng. Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn quyết định hiệu quả điều trị và chữa khỏi. Ngược lại, tần suất ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam số ca ung thư đại trực tràng gia tăng đáng kể so với 10 năm trước, dự báo bệnh sẽ tăng mạnh vào năm 2020.

Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng và thường được phát hiện thông qua các chương trình tầm soát ung thư. Giai đoạn trễ hơn, bệnh nhân thường đi cầu ra máu, thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu phân lỏng xen kẽ táo bón), thay đổi hình dạng khối phân, mót rặn, đau bụng và thiếu máu... Các triệu chứng này cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác nên dễ bị nhầm lẫn. Trung bình có khoảng 20 đến 25% người bệnh ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn rất trễ khi các tế bào ung thư đã tiến triển và lan rộng. Khi đó người bệnh có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, chảy máu tiêu hóa, thủng u. 

Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng chủ yếu là phẫu thuật cắt khối u và nạo hạch. Hàng năm Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM điều trị khoảng 500 đến 700 ca ung thư đại trực tràng. Hầu hết đều phát hiện muộn ở giai đoạn 3 đến 4, chỉ có số ít ở giai đoạn sớm. Sau điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh của ung thư giai đoạn sớm là trên 95%, ung thư có triệu chứng khoảng 50% và ung thư di căn xa chỉ dưới 5%.

Trần Ngoan

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2015 quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hơn 4.400 tỷ đồng cho bệnh nhân ung thư. Tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư phổ biến chiếm khoảng 0,22% tổng GDP hàng năm của Việt Nam.

Mắc ung thư, nhiều người bệnh khánh kiệt vì chi phí điều trị.
Mắc ung thư, nhiều người bệnh khánh kiệt vì chi phí điều trị.

Tại hội thảo về sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư được tổ chức ở Hà Nội sáng 2/8, TS Nguyễn Tiến Quang, Bệnh viện K Trung ương cho biết, số bệnh nhân ung thư của Việt Nam không ngừng gia tăng. Hiện bình quân mỗi năm nước ta có thêm 126.000 ca mắc mới ung thư, 94.000 ca tử vong. Đáng ngại hơn, do chi phí điều trị ung thư rất tốn kém nên có tới hơn 1/3 bệnh nhân ung thư ở nước ta không đủ tiền mua thuốc điều trị sau 1 năm phát hiện bệnh.

Các nghiên cứu về tài chính trong điều trị ung thư ở Việt Nam gần đây cho thấy những gia đình có người bệnh ung thư phải gánh chịu hệ lụy tài chính nặng nề từ việc điều trị ung thư. Theo đó, có khoảng 34% bệnh nhân ung thư ở nước ta không đủ tiền mua thuốc điều trị sau 12 tháng phát hiện bệnh; 22% không thể thanh toán chi phí đi lại; 24,37% gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt (không đủ khả năng chi trả chi phí thường xuyên trong gia đình như tiền điện, nước, gas…), phải vay mượn, thậm chí gần 9% gia đình phải bán đất đai, chuyển nhà...

Không chỉ khánh kiệt vì bệnh ung thư, mà tỉ lệ tử vong do căn bệnh nan y này ở Việt Nam cũng cao hơn các nước phát triển. Ở các nước phát triển, tỷ lệ tử vong trên số mắc ung thư chiếm khoảng 1/3 thì ở các nước đang phát triển như Việt Nam tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều, chiếm khoảng 2/3.

Lý giải tình trạng này, TS Quang cho rằng nguyên nhân là do ở Việt Nam việc phát hiện ung thư thường ở giai đoạn muộn. Một nghiên cứu tại BV K Trung ương năm 2010 cho thấy có đến 71,4% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn 3 trở lên. Đây là lý do lý giải vì sao số ca tử vong do ung thư của Việt Nam cao hơn các nước. Bởi ung thư khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn, tốn kém và giảm hẳn hiệu quả.

Thống kê tại Việt Nam năm 2012 cho thấy tổng gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư là 25.789 tỷ, chiếm 0,22% GDP năm này. Cụ thể, ung thư vú “ngốn” hết hơn 9.000 tỷ, ung thư đại trực tràng tiêu tốn 8.573 tỷ, ung thư dạ dày là 5.667 tỷ. Tiếp đến là các loại ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ưng thư khoang miệng… với tổng chi phí cho 6 căn bệnh này lên đến 25.789 tỷ đồng.

Còn theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đặc biệt, từ đầu năm 2015, Bộ Y tế chính thức giảm chi trả cho 28 loại thuốc điều trị bệnh ung thư từ mức 50-100% xuống chỉ còn 30-50%, tức người bệnh phải tăng mức đồng chi trả chi phí điều trị ung thư cao hơn.

Tú Anh

- Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư.

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

ung thư, ung thư phổi, ung thư trực tràng, bản đồ ung thư, thuốc trúng đích

Người dân ngồi chờ kết quả sinh thiết tại Bệnh viện K. Ảnh: T.Hạnh

Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ung thư tại Việt Nam.

Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới VN xếp mức 3 (135,2 - 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.

Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự, ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9...

Lý giải điều này, PGS Thuấn cho biết, hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4).

Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.

Trong khi đó tỉ lệ mắc ung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6  - 139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc.

Tỉ lệ tử vong với ung thư ở nữ cũng tương đối thấp (69,2 - 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.

Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú, tỷ lệ mắc năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000.

Theo PGS Thuấn, để có được kết quả này là nhờ hiệu quả truyền thông, hướng dẫn cách vệ sinh đường sinh dục, phòng tránh lây nhiễm HPV, qua đó gián tiếp giảm tỉ lệ mắc ung thư.

Ung thư đang là thảm họa sức khỏe 

Cũng tại hội thảo, TS Phạm Cẩm Phương, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đánh giá ung thư đang là thảm hoạ sức khoẻ thầm lặng, chi phí điều trị tốn kém.

Thống kê cho thấy, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, dạ dày, tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam trong năm 2012.

Theo các chuyên gia, với ung thư, càng phát hiện sớm, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí thấp. Tuy nhiên những năm qua, công tác phòng chống ung thư ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức: Chất lượng y tế cơ sở còn yếu, năng lực và trình độ chuyên môn nhân viên y tế còn hạn chế, nhiều kỹ thuật cao chưa được áp dụng vì thời gian qua tập trung vào giảm tải...

Thúy Hạnh

Thủ tướng mong muốn phía Nhật Bản cung cấp thêm thông tin, chia sẻ kinh phí, lộ trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới trong điều trị ung thư cho Việt Nam.

Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Tsutomu Tomioka, Hạ Nghị sỹ, Thứ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học công nghệ Nhật Bản đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng nêu rõ, Nhật Bản là nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển mạnh trên thế giới, cùng với đó, Việt Nam và Nhật Bản đã có chiến lược ưu tiên hợp tác về công nghệ, do đó thời gian tới, 2 nước cần ưu tiên đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao mà Nhật Bản có thế mạnh và rất thành công.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thứ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học công nghệ Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thứ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học công nghệ Nhật Bản

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao kỹ thuật mới của Nhật Bản trong điều trị ung thư. Để cụ thể hóa việc hợp tác trong lĩnh vực này, Việt Nam mong muốn phía Nhật Bản cung cấp thêm thông tin, chia sẻ kinh phí, lộ trình chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế xúc tiến việc hợp tác này với Nhật Bản và báo cáo Thủ tướng.

Thủ tướng cũng mong muốn Nhật Bản thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực vũ trụ, phát triển siêu máy tính… Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông, FPT nghiên cứu, đề xuất hướng hợp tác.

Thủ tướng đề nghị Thứ trưởng đặc biệt quan tâm, giúp đỡ Đà Nẵng trong phát triển khu công nghệ cao như mô hình đã làm ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Thủ tướng cũng nêu rõ, Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, việc phát triển các lĩnh vực công nghệ cao không chỉ đòi hỏi nguồn kinh phí lớn mà vấn đề quan trọng là cần nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với tinh thần đó, Thủ tướng hoan nghênh ý định hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ cao mà phía Nhật Bản đã đề xuất; đồng thời giao các Bộ ngành, địa phương liên quan của Việt Nam tiếp tục làm việc với phía Nhật Bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thủ tướng bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, Việt Nam và Nhật Bản có thể ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ.

Về phần mình, Thứ trưởng Tsutomu Tomioka bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giành thời gian tiếp. Ông đề xuất một số nội dung chính trong hợp tác với Việt Nam như: phương pháp xạ trị hạt nặng i-ôn trong điều trị ung thư; vũ trụ, siêu máy tính.

Thứ trưởng cho biết, về lĩnh vực xạ trị hạt nặng, trong bối cảnh dân số già hóa, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng tăng thì thực tế cho thấy những bệnh nhân ung thư tụy gần như có không có khả năng cứu chữa. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có tỷ lệ chữa trị ung thư tụy thành công cao trên thế giới, nước này có thể nâng tỷ lệ chữa trị thành công lên 50% trong 5 năm tới.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp này có chi phí tốn kém, thiết bị tốn 5 tỷ yên, chi phí 1 lần điều trị khoảng 3 triệu yên. Việc áp dụng phương pháp này không chỉ cần đầu tư máy móc mà phải đào tạo nguồn nhân lực vận hành, bác sỹ.

Thứ trưởng gợi ý, nếu Việt Nam quan tâm lĩnh vực này thì nên bắt tay ngay vào đào tạo từ bây giờ; đồng thời khẳng định, Nhật Bản mong muốn thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ với Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới

Theo Quang Vũ

Vietnam+ và ảnh VTV1 HD

Sau nhiều thập kỷ tranh luận bất phân thắng bại, mới đây, nhiều nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ liên bang Mỹ đã chính thức đưa ra kết luận, bức xạ điện thoại di động gây ra bệnh ung thư não. Thông tin này được đưa ra dựa trên Báo cáo bằng chứng từng phần của Chương trình nghiên cứu chất độc Quốc gia (NTP) về tần số sóng bức xạ điện thoại di động và bệnh ung thư ở chuột.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy hàng ngàn con chuột trong nghiên cứu được tiếp xúc với cường độ bức xạ cao, nhiều con đã pháy triển bệnh ung thư não và ung thư tim. Một số xuất hiện dấu hiệu u thần kinh đệm, khối u của các tế bào thần kinh đệm ở não hay hiện tượng schwannoma (u tế bào) ở tim. Trước đây, các nghiên cứu về dịch tễ học của con người và nghiên cứu về phơi nhiễm điện thoại di động đều pháy hiện thấy cả hai loại khối u nói trên liên quan đến bức xạ điện thoại. Ngược lại, không có bất kỳ con chuột nào ở nhóm đối chứng, không tiếp xúc với bức xạ lại phát triển các khối u như vậy.

Kết quả nghiên cứu của NTP có thể dẫn tới một cuộc tranh luận mới giữa ngành công nghiệp điện thoại di động và các nhà khoa học.

DS. Trang Nhung (Theo Naturalnews)_Sức khỏe & Đời sống

“Nếu người nghiện thuốc lá bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Sau khi bỏ thuốc được 1 năm sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi”, các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Cứ 6,5 giây lại có 1 người Việt chết do thuốc lá - 1

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi (Ảnh minh họa)

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Hơi thở của cuộc sống-Vì một thế giới không khói thuốc” diễn ra chiều 27-5 hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ 25-5 đến 31-5).

Tại hội thảo, ông Hoàng Đình Chân, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện K cảnh báo tại Việt Nam cứ 6,5 giây có một người chết vì thuốc lá. Việt Nam đứng trong top 4 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất thế giới.

Ước tính mỗi năm, người Việt Nam chi 14.000 tỷ đồng cho việc hút thuốc. Phải làm sao để giảm thiểu tình trạng này đang là bài toán khó đối với các chuyên gia đầu ngành. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho chính mình mà còn gây hại cho những người thân xung quanh hút phải khói thuốc. 88 triệu người không hút thuốc lá đang chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc (hút thuốc thụ động), trong đó khoảng 54% là trẻ em.

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng hơn 20.000 ca mắc mới và hơn 17.000 người tử vong do ung thư phổi. Điều đáng nói, người mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hoá. Đặc biệt, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Ung thư phổi nếu phát hiện muộn khó có cơ hội khỏi bệnh.

GS.TS. Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trong đó, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Hơn nữa, 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thông tin, ước tính từ cuộc điều tra hút thuốc lá ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% ở nữ giới là 1,4%. Đặc biệt, mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 100 người tử vong do hút thuốc lá.

“Nếu người nghiện thuốc lá, bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Sau khi bỏ thuốc được 1 năm sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi”, các chuyên gia cảnh báo.

Theo Diệu Thu (Dân Việt)_http://www.24h.com.vn

Ngày 12/4, tại hội thảo “Tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả” do Bộ Y tế tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn...

Theo số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là một trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu.

PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), Viện trưởng Viện Phòng chống ung thư cho biết, trong bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới Việt Nam ở mức cao thứ 3, với khoảng 135,2-178,3 ca mắc/100.000 dân. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đứng đầu tương đương 1 số nước khác, khoảng 142,5 ca/100.000 người dân.

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, nam giới Việt Nam thường mắc các bệnh ung thư khó chữa như: ung thư phổi, gan… Đặc biệt là nam giới sợ khám bệnh nên phát hiện ung thư cũng muộn hơn, hiệu quả điều trị giảm đi nhiều.

Theo thống kê tại Bệnh viện K, khoảng 70% nam giới bị ung thư được chẩn đoán khi ở giai đoạn muộn. Hơn nữa, các ung thư ở nữ giới, ở những vị trí cũng thường dễ phát hiện hơn nam giới. TS Thuấn cho biết thêm, các bệnh ung thư của nam giới đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể, ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000 sau 10 năm tăng lên tới 35,1/100.000 dân. Tương tự các bệnh ung thư đại trực tràng, năm 2000 tỉ lệ mắc 11,4/100.000 đến 2020 tăng vọt lên 19/100.000. Các loại ung thư tuyến tiền liệt, thực quản đều có xu hướng tăng nhanh ở nam giới.

Kết quả nghiên cứu tại 3 cơ sở điều trị ung thư lớn nhất cả nước là Trung tâm Y học hạt nhanh và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu TPHCM, chi phí cho lần nhập viện đầu tiên vào khoảng 7 triệu đến 35 triệu đồng. Sau 12 tháng điều trị, gần 67% bệnh nhân phải đi vay tiền chữa bệnh, 22% bệnh nhân phải bán tài sản, 38% người bệnh không thể mua thuốc. Sau 1 năm điều trị, 24% bệnh nhân tử vong. Ngoài ra, chi phí điều trị thuốc mới cho một bệnh nhân ung thư phổi, gan, đại tràng, máu từ 500 triệu đến 1,2 tỷ đồng/năm.

Ông Thuấn cho hay, chi phí dành cho sàng lọc phát hiện sớm thấp hơn rất nhiều chi phí bảo hiểm y tế phải chi trả cho các bệnh nhân ung thư. Việc phát hiện sớm không chỉ giảm chi phí điều trị mà còn đem lại cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân.

Theo TS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc trung tâm y học hạt nhân ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), ung thư được phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả, chi phí càng thấp.

Theo Baomoi.me

Theo thống kê của ngành ung thư và Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư.

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo “Tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả” do Bộ Y tế tổ chức ngày 12-4 tại Hà Nội.

Hiện nay ở Việt Nam, 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung, dạ dày, tuyến giáp, gan, buồng trứng, hạch và ung thư máu. 10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.

Tổng gánh nặng trực tiếp của sáu bệnh ung thư (ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng) ước tính chiếm 0,22% tổng GDP của Việt Nam năm 2012…

Theo thống kê, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hằng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này, trong đó có tới 2/3 là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

N.TH_http://plo.vn/suc-khoe

Công nghệ nano đã giúp các nhà khoa học Mỹ thực hiện chữa lành cho một số con chuột bị ung thư vú giai đoạn cuối. Nghiên cứu này có thể tạo ra bước ngoát trong điều trị căn bệnh trên, sau khi thử nghiệm lâm sàng trên người, dự kiến sẽ được triển khai vào đầu năm 2017.

‘Tôi chưa bao giờ thất hứa với hàng ngàn bệnh nhân đang tìm cách chữa lành căn bệnh này, nhưng dữ liệu nghiên cứu cho kết quả đáng ngạc nhiên”, ông Mauro Ferrari, chủ tịch Viện nghiên cứu Methodist (phương pháp dùng thuốc chữa bệnh kết hợp với cầu nguyện thêm sức từ Thượng đế) ở Texas kiêm đông tác giả công trình nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí.

Phương pháp mới điều trị ung thư áp sử dụng “máy phát hạt nano” được chứng minh có hiệu quả trên chuột, do đó, tiềm năng chuyển đổi để chữa bệnh cho người rất to lớn, các nhà khoa học cho biết. Máy phát ngăn chặn thành công khả năng phát triển của tế bao mang khối u có thể kháng thuốc.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu giám lý Houston

“Điều này có vẻ như tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, giống như việc chúng tôi xâm nhập và tiêu diệt Hành tinh Hủy diệt, nhưng điều mà chúng tôi phát hiện quả thật mang tính chuyển đổi tích cực. Chúng tôi đã phát minh ra một phương pháp thật sự đưa hạt nano vào vào bên trong tế bào ung thư và phóng ra thuốc điều trị tại điểm có nhân tế bào. Nhờ máy phát nano này, chúng tôi cũng có thể làm mọi điều mà phương pháp hóa trị, xạ trị, tiêm chủng từng thất bại”, ông Ferrari cho biết.

Trong quá trình nghiên cứu, ông Ferrari và đồng nghiệp sử dụng thuốc hóa trị có tên gọi doxorubicin, nhưng giấu nó bên trong đĩa silicon siêu nhỏ. Bằng cách này, tế bao ung thư mất khả năng kháng thuốc. Khi đĩa được đưa vào bên trong một tế bào mang khối u, tế bào khối u sẽ bị tiêu diệt và doxocubicin chống ung thư được phóng ra.

Nghiên cứu cho thấy một nửa số chuột được tiêm thuốc mới không thấy dấu hiệu di căn ung thư trong 8 tháng, tương đương 24 năm ở người, các nhà khoa học tiết lộ. Mặc dù phương pháp mới chỉ đang được thử nghiệm để điều trị ung thư vú, ông Ferrari rất hy vọng nó cũng có thể áp dụng trong điều trị những loại ung thư khác.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu giám lý Houston xuất  bản trên tạp chí Công nghệ sinh học Tự nhiên số ra tháng 3-2016.

Trúc Quỳnh_ suckhoedoisong.vn

Ngày 16-3, hãng tin RIA Novosti đưa tin, các nhà khoa Nga đang phát triển thuốc nano đầu tiên trên thế giới có thể phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn đầu.

Đây được xem là một kỹ thuật siêu hiện đại sẽ được áp dụng để dẫn thuốc ngấm vào từng tế bào ung thư nhưng không gây độc hại cho hệ miễn dịch của bệnh đang được phát triển lần đầu tiên ở Nga.

Một kỹ thuật siêu hiện đại sẽ được áp dụng để dẫn thuốc ngấm vào từng tế bào ung thư nhưng không gây độc hại cho hệ miễn dịch của bệnh đang được phát triển lần đầu tiên ở Nga

Giáo sư Alexander Mazhuga, chủ nhiệm phòng nghiên cứu vật liệu nano - y sinh trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nga cho biết, các nhà nghiên cứu dự kiến tiến hành thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ 2018.

Giai đoạn thử nghiệm ban đầu sẽ sử dụng thuốc cản quang có chứa magnetit để phát hiện khối u não thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI). Tập thể nghiên cứu bắt đầu phát triển công cụ chẩn đoán tinh vi này từ năm 2014, họ là những nhà khọc học hàng đầu chuyên nghiên cứu bệnh ung thư,  hiện giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia Lomonosov Moscow và Đại học Dược Quốc gia Pirogov.

Các nhà khọc học hàng đầu chuyên nghiên cứu bệnh ung thư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia Lomonosov Moscow và Đại học Dược Quốc gia Pirogov đã nghiên cứu nên phương pháp mới để trị tế bào gây ung thư

Thuốc cản quang mang tính đột phá của họ có chứa các hạt polymer sinh học được phủ magneti có kích thước trung bình 40nanomet, nên dễ dàng được phát hiện trên máy cộng hưởng từ.  Nó cho phép phát hiện ung thư giai đoạn đầu,  giảm chi phi rất nhiều  so với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, đặc biệt không gây độc hại.

“Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu cùng với những hạt nano magnetit polymer sinh học có chứa một loại dược chất chống ung thư. Kỹ thuật của chúng tôi chưa xuất hiện  trên thế giới, nó có thể tìm và tiêu diệt từng tế bào ung thư”, Tiến sĩ Mazhuga tự hào cho truyền thông sở tại biết.

Hoa Quỳnh

(Theo Sputniknews)_ suckhoedoisong.vn

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 12.000 trường hợp mới mắc ung thư vú. Việc phát hiện và điều trị sớm là yếu tố then chốt quyết định kết quả chữa bệnh.

Ngày 26/3, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng dưới cùng Hoffmann - La Roche tổ chức Hội thảo “Tiếp cận toàn diện trong kiểm soát ung thư vú” nhằm chia sẻ về phương pháp tiếp cận toàn diện trong kiểm soát ung thư vú (bao gồm sàng lọc phát hiện sớm và điều trị).

Với hơn 200 bác sỹ đầu ngành trong và ngoài nước, hội thảo đã thảo luận, củng cố kiến thức và báo cáo về phương pháp “Điều trị ung thư vú HER2+ tiếp cận trên từng nhóm bệnh nhân”.

ung thư vú, điều trị trúng đích, ung thư
Hội thảo "Tiếp cận toàn diện trong kiểm soát ung thư vú"

Tại Hội thảo, các chuyên gia cho biết ung thư vú là căn bệnh ung thư rất thường gặp trên thế giới và tại Việt Nam. Ở nữ, nguy cơ mắc ung thư vú trung bình là khoảng 1/8 trong suốt cuộc đời.

Điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khácnhư liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích) và thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị ung thư vú.

Tuy nhiên, yếu tố then chốt vẫn là việc điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm. Việc điều trị ung thư vú mang đến kết quả tốt nhất luôn luôn phải đòi hỏi sự tiếp cận toàn diện: từ việc tầm soát và điều trị.

Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh tới hơn 80%, ở giai đoạn 2, tỉ lệ này sẽ là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp hẳn. Đến giai đoạn 4 thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

Ung thư vú HER2 dương tính (HER2+) là một trong những loại ung thư vú khá phổ biến và phát triển nhanh hơn so với các trường hợp UTV còn lại. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư - Bệnh viện K, mỗi năm có khoảng 12.000 trường hợp mới mắc ung thư vú (UTV). Trong đó 25% số ca được chẩn đoán là ung thư vú HER2 dương tính.

Q.Anh_ vietnamnet.vn

Ung thư sắp không còn là căn bệnh chết người nữa bởi các nhà khoa học đã tìm được công cụ nhằm tăng cường hiệu quả của liệu pháp miễn dịch - một cách điều trị ung thư tự nhiên, sử dụng chính hệ miễn dịch của từng bệnh nhân để tiêu diệt khối u trước khi nó tăng sinh, ngăn ngừa nguy cơ di căng tới các bộ phận khác và thậm chí là điều trị dứt điểm ung thư.

Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 18862
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358446