Ung thư

ThS. Nguyễn Tiến Lung - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

 

Một tỷ lệ lớn người dân nước ta đang bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Viêt Nam.

Ô nhiễm không khí

- mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng ngày 17/1 đều cho rằng chất lượng không khí ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động và khiến người dân thực sự lo lắng về vấn đề này.

Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn. Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh tật về đường hô hấp, tim, ung thư…


Một tỷ lệ lớn người dân nước ta đang bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Viêt Nam. Ảnh minh họa

Một tỷ lệ lớn người dân nước ta đang bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Viêt Nam. Ảnh minh họa

Khảo sát trực tuyến về quan điểm của người dân chất lượng không khí tại Việt Nam thực hiện vào tháng 12/2016 với sự tham gia của hơn 1.400 người cho thấy, đa phần người được hỏi thể hiện sự quan tâm rõ nét đến chất lượng không khí hiện tại tại Việt Nam.

85% người được hỏi cảm thấy không hài lòng với môi trường không khí tại tại nơi họ sống khỏe, 70% cho rằng bản thân họ và con cái gặp phải vấn đề hô hấp, liên quan đến ô nhiễm không khí.

TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe cộng đồng, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho rằng: “Hiện nay đi đâu chúng ta cũng dễ gặp hình ảnh người dân đeo khẩu trang rất phổ biến, ngồi chờ xe bus, ngồi trong công viên, bệnh viện, thậm chí lớp học… Chúng ta có khả năng lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, nước sạch nhưng không có khả năng lựa chọn không khí sạch”.

Một ngày con người cần 10.000 lít không khi để thở. Theo TS Cường, ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường. Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể, mức độ… Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai- có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn…

Những người khỏe mạnh, chức năng thông khí phổi lớn có thể đào thải phần lớn chất gây ô nhiễm từ ngoài vào. Nếu bản thân người dân có bệnh hô hấp sẵn thì khả năng đào thải kém hơn. Cơ thể hấp thu chất ô nhiễm trong không khí cao hơn. Điều này giải thích tại sao người bị bệnh mãn tính dễ ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe trong trường hợp cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, thậm chí tử vong, suy ngược, chóng mặt, co giật, ảnh hưởng tim, phổi, ngứa mắt… Trường hợp mãn tính là viêm phổi, phế quản mãn tính; phổi tắc nghẽn mãn tính; hen suyễn; tim mạch; viêm da, kích ứng da; căng thẳng thần kinh…

Hiện nay Việt Nam chưa có số liệu cụ thể chứng minh các trường hợp nhập viện do các bệnh tật liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí. Tuy nhiên theo WHO ước tính trong năm 2012 thế giới có khoảng 6,5 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí. Khu vực Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á có số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí cao nhất…, Việt Nam nằm trong khu vực này.

Theo niên giám tống kê y tế của nước ta năm 2014, trong số 5 bệnh tật có tỷ lệ mắc cao nhất trong cơ cấu bệnh tật thì bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất, tỷ lệ tử vong đứng thứ 2.

Dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ người dân mắc viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm.

Q.An-http://giadinh.net.vn

 

Ung thư vú - căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở XX - có thể trở nên dễ hiểu hơn hẳn qua hình ảnh những quả chanh dưới đây.

Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở phái nữ. Theo thống kê của IARC (Cơ quan nghiên cứu Ung thư thế giới), ung thư vú chiếm 21% và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong tổng số các loại ung thư xuất hiện ở phái yếu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng sợ này. Ăn nhiều mỡ, sự thay đổi hormone cũng như yếu tố di truyền và nguy cơ từ môi trường sống như hút thuốc, ô nhiễm… đều có tác động nhất định tới khả năng gây ra ung thư vú. Ước tính, cứ 8 người phụ nữ thì lại có 1 người có nguy cơ mắc loại ung thư này.

Với tỉ lệ mắc và mức độ nguy hiểm cao, ung thư vú nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng phái nữ. Mới gần đây, bức ảnh 10 quả chanh – hình tượng hóa những dấu hiệu ung thư vú do chị Eric Smith (Mỹ) chia sẻ đã được cộng đồng mạng lan truyền rầm rộ. Là một người chiến thắng căn bệnh ung thư vú, hơn ai hết chị hiểu rõ những dấu hiệu và tốc độ tiến triển chóng mặt của căn bệnh này. Kể cả khi không sờ thấy khối u, bạn vẫn có thể nhận biết ung thư vú với những vết lõm, mẩn đỏ, chảy dịch, gân xanh,…

Bức ảnh này có thể giúp bạn nhận biết nhanh và rõ hơn bệnh ung thư phổ biến nhất ở XX - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa cho những biểu hiện đặc trưng của ung thư vú được thể hiện qua... những quả chanh.

Về cơ bản, ung thư vú phát triển qua 5 giai đoạn: 0, I, II, III, IV. Giống như mọi căn bệnh khác, càng phát hiện sớm bao nhiêu, ung thư vú càng có khả năng chữa trị thành công bấy nhiêu.

Theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, 2 giai đoạn đầu tiên có tỷ lệ sống sót rất cao, gần 100%. Giai đoạn II tỷ lệ này giảm xuống 93% và các giai đoạn sau lần lượt là 72% và 22%. Nếu để ung thư vú phát triển vào giai đoạn IV thì gần như không có cách nào chữa trị hoàn toàn do lúc này tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận quan trọng khác của cơ thể như não, xương, phổi, gan.

Nếu vào năm 2005, độ tuổi ung thư vú duy trì trong khoảng từ 30 – 60 thì đến thời điểm hiện tại, con số này đang ngày càng được trẻ hóa. Đó là lí do mà cho dù ở bất kì độ tuổi nào, bạn cũng cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Những dấu hiệu cụ thể nhất cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm:

Đau ngực

Dấu hiệu này có thể rất "vu vơ" và bạn gần như thường bỏ qua chúng. Thế nhưng, hãy để ý đến những cơn đau nếu bạn bị đau âm ỉ cả trong những ngày bình thường. Khi tới gần kì kinh nguyệt, bạn bị đau dữ dội như ngực đang sưng phù, cơn đau khiến bạn thậm chí còn không muốn chạm vào ngực.

Bức ảnh này có thể giúp bạn nhận biết nhanh và rõ hơn bệnh ung thư phổ biến nhất ở XX - Ảnh 2.

Hạch ở dưới nách

Hạch ở dưới nách báo hiệu giai đoạn phát triển đầu tiên của ung thư vú. Để kiểm tra dấu hiệu này, bạn hãy sờ thử từ bầu ngực vuốt lên trên theo đường hõm nách xem có hạch cứng nổi lên hay không.

Bầu ngực bất thường

Kể cả khi chưa đến kì kinh nguyệt, bầu vú của bạn to hơn mức bình thường và luôn trong trạng thái cương cứng. Kích thước, hình dạng bầu ngực trở nên méo mó cũng là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư vú.

Có u cục ở vú

Sờ nắn theo đường vòng xung quanh vú thì có u cục nổi ở trong vú giống như là những viên sỏi nhỏ. Những u cục này có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Dẫu sao, đây cũng là một dấu hiệu nguy hiểm mà bạn cần sắp xếp lịch đi khám sớm.

Bức ảnh này có thể giúp bạn nhận biết nhanh và rõ hơn bệnh ung thư phổ biến nhất ở XX - Ảnh 3.

Vùng da quanh núm vú thay đổi

Vùng da xung quanh núm vú bị co rút, nhăn nheo. Thậm chí, trên da còn xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú. Triệu chứng này còn có thể dẫn đến tình trạng viêm da quanh vú bao gồm trạng thái tấy đỏ, phù dưới dạng da cam, bong da vảy nến, ngứa dị ứng bầu ngực.

Tiết dịch bất thường tại vú

Nếu bạn chưa có chưa lấy chồng hoặc chưa có con mà vú lại tiết dịch bất thường cũng là một dấu hiệu đặc trưng của ung thư vú. Dịch tiết ra trong, nhầy, không có mùi, tiết nhiều hơn khi thực hiện các vận động trong ngày.

Nguồn: Mayo Clinic , Health Central, National Breast cancer

Monday, 06 February 2017 02:03

Polyp dạ dày có trở thành ung thư?

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện ở các bệnh nhân khi nội soi đường tiêu hóa trên và chiếm tỷ lệ khá cao - đến 25%.

Các dạng polyp dạ dày

Polyp dạ dày hình thành để phản ứng sưng viêm hoặc tổn thương đến lớp niêm mạc của dạ dày. Các loại polyp dạ dày phổ biến là:

Polyp tăng sản: tạo thành như một phản ứng viêm mạn tính trong các tế bào lót mặt trong của dạ dày. Polyp tăng sản là phổ biến nhất ở những người bị viêm dạ dày. Sự kết hợp này có thể liên quan đến Helicobacter pylori (H. pylori), một loại vi khuẩn lây nhiễm vào các lớp lót bên trong của dạ dày. Polyp tăng sản hầu hết không có khả năng trở thành ung thư dạ dày. Nhưng polyp tăng sản lớn hơn 2cm đường kính thì có nguy cơ trở thành ung thư.

Polyp tuyến: tạo thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của dạ dày. Polyp tuyến xảy ra ở những người bị hội chứng di truyền hiếm được gọi là bệnh polyp u tuyến gia đình, nên cắt bỏ bởi vì những khối u này có thể trở thành ung thư.

Polyp tuyến là phổ biến trong số những người thường xuyên dùng thuốc làm giảm axit trong dạ dày (thuốc ức chế bơm proton). Polyp tuyến dạ dày không phải là một mối lo ngại cho những người này trừ khi kích thước lớn hơn 1cm đường kính. Nguy cơ ung thư là rất nhỏ, nhưng một số quan điểm khuyên nên có thể ngừng thuốc ức chế bơm proton hay cắt bỏ các polyp hoặc kết hợp cả hai biện pháp.

U tuyến (Adenoma): mà còn hình thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của dạ dày. U tuyến là loại phổ biến nhất của polyp dạ dày, nhưng cũng là loại có nhiều khả năng trở thành ung thư dạ dày. U tuyến có liên quan đến viêm dạ dày và bệnh polyp u tuyến có tính chất gia đình.


Đối tượng nào dễ mắc?

Nguy cơ khối u dạ dày tăng lên theo tuổi. Polyp dạ dày thường gặp hơn ở những người 50 tuổi trở lên; bị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn: Helicobacter pylori (H. pylori) vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày góp phần tăng sản và polyp u tuyến; hội chứng ung thư ruột kết: bệnh polyp adenomatous gia đình là một hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và các điều kiện khác, chẳng hạn như khối u dạ dày; sử dụng một số loại thuốc lâu dài: chất ức chế bơm proton (PPI), các thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) có liên quan đến khối u tuyến fundic. PPI bao gồm esomeprazole (nexium), lansoprazole (prevacid), omeprazole…

Dấu hiệu nhận biết

Polyp dạ dày không có những triệu chứng đặc hiệu. Nhưng khi phát triển to, polyp dạ dày có thể bị loét trên bề mặt gây xuất huyết, viêm nhiễm, đau tức. Trong một số trường hợp hiếm hoi, polyp làm bít tắc đường giữa dạ dày xuống ruột non.

Một số bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày: tiêu chảy thường xuyên, tiêu ra máu, ăn không tiêu… Ngoài ra còn có thể có triệu chứng: đau bụng hoặc đau khi ấn vùng bụng; chảy máu; thiếu máu.

Lời khuyên bác sĩ

Điều trị phụ thuộc vào loại polyp dạ dày được phát hiện: Nếu khối polyp nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng và hiếm khi trở thành ung thư. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên nội soi định kỳ để theo dõi polyp dạ dày.

Đối với polyp dạ dày kích thước lớn hơn 0,5cm, cần phải được cắt bỏ. Hầu hết các polyp dạ dày có thể được cắt bỏ bằng dụng cụ chuyên biệt trong khi nội soi ống mềm, việc cắt bỏ polyp đề phòng nguy cơ biến chứng chảy máu và ung thư hóa; u tuyến cũng thường được cắt trong khi nội soi; các polyp kết hợp với bệnh polyp u tuyến có tính chất gia đình cũng được cắt bỏ bởi nguy cơ có thể trở thành ung thư; Nếu bị polyp dạ dày có vi khuẩn H. pylori, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị khỏi nhiễm H. pylori có thể làm cho polyp tăng sản biến mất và cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát.

Vấn đề khó khăn trong điều trị polyp dạ dày là không thể phân biệt được polyp lành tính hay polyp tuyến có tiềm năng hóa ác qua việc nội soi dạ dày. Do đó, khi điều trị, cần cắt bỏ tất cả các polyp dạ dày, đặc biệt những polyp lớn hơn 1cm. Đối với những bệnh nhân có nhiều polyp nhỏ, nên cố gắng cắt ít nhất 5 polyp có kích thước lớn nhất. Một khi đã cắt bỏ polyp và quan sát bằng giải phẫu bệnh sẽ dễ dàng xác định được týp polyp. Bên cạnh đó, người bệnh nên theo dõi các polyp tăng sản lành tính bằng nội soi khi chúng có kích thước lớn 1-2cm thông qua việc tuân thủ khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Nguyễn Hoàng Lan-suckhoedoisong.vn

SKĐS - Ung thư được liệt kê vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Ung thư được liệt kê vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Cuộc chiến chống lại căn bệnh này ngày càng gian nan khi số người mắc bệnh cũng như cơ quan bị ung thư không ngừng gia tăng và mở rộng. Trong năm 2016, các nhà khoa học đã nỗ lực rất nhiều để tìm kiếm những phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm hay điều trị triệt để căn bệnh này.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư vú

Để phát hiện ung thư vú, các bác sĩ thường tiến hành chụp nhũ ảnh và sinh thiết. Tuy nhiên, tháng 9/2016, các nhà khoa học Australia và Pháp đã có những bước tiến lớn trong việc tạo ra xét nghiệm máu đầu tiên giúp phát hiện ung thư vú. Các nhà khoa học đã phân tích mẫu sinh thiết từ người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư ở miền Tây nước Pháp và phát hiện ra rằng, sự xuất hiện của isotopes carbon-13 và nitrogen-15 ở tỷ lệ nhất định trong mẫu mô có thể cho thấy mẫu mô đó là của người khỏe mạnh hay ung thư. Mặc dù sẽ phải mất thêm thời gian nữa để đưa xét nghiệm này vào bệnh viện, song các nhà khoa học tin rằng, trong tương lai, xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ung thư vú một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ tiền.

Áp dụng liệu pháp miễn dịch chống lại bệnh ung thư

Áp dụng liệu pháp miễn dịch chống lại bệnh ung thư đã cho thấy thành công lớn trong năm 2016.

Lựa chọn mới điều trị ung thư phổi hiệu quả hơn hóa trị

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ, điều trị thường bao gồm các đợt hóa trị tích cực. Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine tháng 10/2016 đã công bố một lựa chọn điều trị mới giúp phòng ngừa nguy cơ tử vong do ung thư phổi tốt hơn so với liệu pháp hóa trị truyền thống. Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân ung thư phổi được dùng thuốc pembrolizumab sau 10 tháng đáp ứng tốt hơn, sống lâu hơn và có ít dấu hiệu tiến triển bệnh hơn so với bệnh nhân dùng phương pháp hóa trị. Loại thuốc này hiện đã được FDA phê chuẩn là trị liệu dòng 2 cho một số dạng ung thư đầu và cổ tiến triển.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hoặc sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể kết hợp với các thuốc để chống lại bệnh tật đã cho thấy những thành công lớn trong năm 2016. Liệu pháp này đặc biệt mang lại các kết quả đáng kinh ngạc ở bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối.

Nghiên cứu trên bệnh nhân bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính cho thấy, liệu pháp miễn dịch giúp loại bỏ tới 94% các triệu chứng. Thử nghiệm ở bệnh nhân bị các dạng ung thư khác cũng cho tỉ lệ đáp hơn là hơn 80% và hơn 50% số người tham gia thử nghiệm đã thuyên giảm bệnh hoàn toàn. Liệu pháp này có hiệu quả tốt nhất đối với ung thư máu và tủy xương.Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm ung thư vú.

Sử dụng thuốc liều thấp và thường xuyên

Mặc dù hầu hết các nỗ lực hiện nay đều nhằm chữa khỏi ung thư, song các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon (Mỹ) đã có một cách tiếp cận mới trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này đó là kiểm soát bệnh để chúng không gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Các nhà khoa học đã cho bệnh nhân sử dụng các thuốc hóa trị thường xuyên hơn nhưng với liều lượng thấp hơn đáng kể. Hệ thống phân phối thuốc này nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình kháng thuốc ở bệnh nhân. Hiện phương pháp này đang trong giai đoạn thử nghiệm với mục tiêu làm chậm và kiểm soát các khối u chứ không phải chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp này có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, tuyết tiền liệt và phổi. Mặc dù các nhà nghiên cứu giải thích rằng, với cách điều trị này, bệnh nhân vẫn có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn song mục tiêu thực sự của phương pháp là tạo môi trường để bệnh ung thư không thể tiến triển và lan rộng.

ThS. Thanh Mai

(Theo Medicaldaily)

Các loại ung thư khác nhau đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau và ung thư vú được coi là dạng ung thư khó điều trị.

Mới đây, các nhà khoa học vừa tìm ra bài thuốc tự nhiên chữa ung thư. Ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất trên thế giới ảnh hưởng tới phụ nữ thuộc mọi sắc tộc và độ tuổi.Ung thư vú được chia thành nhiều thứ týp. Chúng được phân loại dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của 3 yếu tố kích thích ung thư vú, gồm oestrogen, progesteron và yếu tố thụ thể tăng trưởng biểu bì 2  (HER2).

Ung thư vú rất khó điều trị. Nghiên cứu mới này chỉ ra rằng căn bệnh này có thể được hỗ trợ điều trị tại nhà với sự giúp đỡ của một loại gia vị là ớt. Ngoài ra, ớt cũng được biết đến vì đặc tính tăng cường sức khỏe và phòng bệnh. Chúng là nguồn vitamin C phong phú, chống lại tác nhân nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do. Ớt giàu magiê, canxi, sắt và cũng bảo vệ chống lại nhịp tim và huyết áp.

Ớt chứa một hoạt chất gọi là capsaicin, ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo nghiên cứu, người ta thấy rằng một số kênh TRP ảnh hưởng tới sự phát triển tế bào ung thư. Kênh TRP cũng được coi là kênh ion màng chịu ảnh hưởng của kích thích.

Tác dụng của capsaicin

Capsaicin được cho là có khả năng gây chết tế bào và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Nó không chỉ có hiệu quả trong điều trị ung thư vú mà còn có thể điều trị ung thư đại tràng và tuyến tụy.

Các thụ thể khứu giác

Các thụ thể khứu giác được tìm thấy trong tế bào nuôi cấy. Chúng là những protein gắn các phân tử nhỏ với nhau. Nó được kích hoạt bởi capsaicin. Nó cũng thường được tìm thấy sau khi các kênh TRP được kích hoạt, số lượng lớn tế bào ung thư đã chết do những phân tử này.

Điều trị ung thư vú

Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng nhận capsaicin qua thực phẩm hoặc đường hít có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú.

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Boldsky)

Rất ít, thậm chí không hề biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng, khiến bạn dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý thông thường là cách mà căn bệnh “báo tử” mang tên ung thư vòm họng sử dụng để “đánh lừa” hòng giảm bớt cơ hội sống của bạn.

Nguy cơ đến từ “kẻ giết người thầm lặng”

Không giống các bệnh lý đặc thù khác như bệnh tim mạch, da liễu hay viêm đường hô hấp, ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm do bệnh tiến triển âm thầm, hầu như không biểu hiện triệu chứng gì đáng kể ở những giai đoạn đầu và chỉ phát tác mạnh mẽ khi đến giai đoạn cuối, làm người bệnh không kịp trở tay.

Căn bệnh này được xếp hàng đầu trong số các loại ung thư thường gặp vùng đầu – cổ và cũng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam với tỷ lệ người mắc khá cao, lên tới 12%. Đáng nói hơn, trong số những người mắc có đến 70% trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, khiến cơ hội giành lại sự sống của họ bị rút ngắn đi rất nhiều.

Ung thư vòm họng 'đánh lừa' bạn như thế nào?
Ảnh minh họa

Do đó, việc tầm soát ung thư vòm họng định kỳ 6 tháng một lần là hướng đi sáng được các bác sĩ khuyến khích thực hiện, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao bao gồm nam giới tuổi đời từ 30-55; người hay hút thuốc lá hoặc uống rượu bia nhiều; người sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, khói bụi; người hay ăn mặn, hay dùng thực phẩm lên men, đồ ăn chế biến sẵn; các cặp đôi thích quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex)…

Chỉ có tầm soát ung thư đều đặn ngay trong những lần thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm mới giúp bạn phát hiện sớm nếu không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm trên khi mà như đã nói, biểu hiện bệnh của nó gần như không có và không hề đặc thù.

Khi ảo tưởng “hổ lớn” là “mèo con”

Ban đầu, lúc mới hình thành, ung thư vòm họng hoặc gần như không biểu hiện triệu chứng, hoặc sẽ “vay mượn” triệu chứng của một số bệnh thông thường liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng hạt, viêm xoang hay bệnh nội khoa về thần kinh, mạch máu khiến người bệnh thường lơ là, chủ quan và bỏ qua.

Những triệu chứng giai đoạn đầu dễ gây nhầm lẫn có thể là ngứa rát cổ họng, nghẹt mũi, đôi khi chảy máu cam, ù tai, mắt mờ, đau nửa đầu, nổi hạch cổ.

Nếu cảm thấy đau họng, khó nuốt kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, bạn rất dễ lầm tưởng mình đang bị cảm cúm, viêm họng. Thêm biểu hiện nổi hạch ở cổ, chắc chỉ là viêm họng hạt thôi, uống thuốc vài ngày lại đâu vào đấy ngay?! Cho dù thi thoảng đột nhiên chảy máu cam, nhiều trường hợp vẫn chỉ xem đó là biểu hiện bình thường do nóng trong người hoặc làm việc quá sức…

Tuy rằng các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về tai – mũi – họng khác, song để ý cẩn thận, người bệnh vẫn có thể nhìn ra sự khác biệt vì điểm chung của ung thư vòm họng là các dấu hiệu bệnh thường phát sinh ở cùng một bên (ví dụ như đau nửa đầu, nghẹt một bên mũi), nặng dần theo thời gian (đơn cử như ban đầu chỉ bị nghẹt mũi, khó nuốt, về sau có thể chảy máu cam, nổi hạch cổ) và điều trị bằng thuốc không ăn thua (thuốc có thể nhất thời làm dịu triệu chứng bệnh nhưng sau 3-4 tuần điều trị vẫn không thể khỏi hẳn, hoặc khỏi một thời gian rồi bệnh lại tái phát).

Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tác nhanh và trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy mủ mũi đi kèm máu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác… Đây cũng là lúc báo hiệu khả năng khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống thêm 5 năm sau điều trị của bạn đang ngày càng ít đi, chỉ ở mức 10-40% trong khi nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thêm 5 năm có thể đạt trên 90%.

Thế nên, bạn cần quan sát kỹ mọi biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất của cơ thể kết hợp tầm soát ung thư định kỳ để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng tưởng nhầm “hổ lớn” là “mèo con”, đẩy bản thân đến gần hơn với tử thần mà không hề hay biết.

Ngoài ra, việc áp dụng một lối sống khoa học không thuốc lá, rượu bia, tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và quan hệ tình dục lành mạnh cũng giúp bạn và gia đình tránh được nguy cơ mắc ung thư vòm họng cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

(Theo Sức khỏe và Đời sống)

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh có thể phòng ngừa nếu thay đổi lối sống, phát hiện sớm điều trị có kết quả cao.

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Trong lịch sử, y văn thế giới đã ghi nhận bệnh ung thư phổi rất ít khi xảy ra cho đến khi thuốc lá xuất hiện. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Cứ 10 người ung thư phổi thì có tới 9 trường hợp liên quan đến thuốc lá, do hút thuốc chủ động hoặc bị động (hít phải khói thuốc lá).

Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể gây ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường, hóa chất, hoặc do hít phải khí radon. Khí radon là loại khí sinh ra từ sự phân rã phóng xạ urani. Loại khí này có ở hầu khắp mọi nơi trong lớp vỏ trái đất, nó thoát ra ngoài qua các vết rạn và lỗ trống rất nhỏ trên mặt đất và khuyếch tán vào không khí. Khí radon không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể xác định được bằng máy đo chuyên dụng.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Phổi hoạt động như thế nào

Phổi ở người bao gồm nhiều sợi lông mao nhỏ, những sợi lông này bảo vệ phổi quét sạch các độc tố, vi khuẩn từ bên ngoài vào đường hô hấp. Khi hút thuốc, khói thuốc lá làm các lông mao bị vô hiệu hóa chức năng của mình, các hóa chất trong thuốc lá xâm nhập vào phổi và gây bệnh.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Các triệu chứng của ung thư phổi

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi bắt đầu lặng lẽ, thường là không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

- Ho dai dẳng.

- Đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu.

- Thở khò khè hoặc khó thở.

- Ho có đờm hoặc máu.

- Mệt mỏi.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Sàng lọc ung thư phổi

Ung thư phổi có thể được phát hiện sớm bằng chụp CT. Ở Mỹ, có một số đối tượng được khuyên đi sàng lọc ung thư phổi như những người hút thuốc hay có người thân nghiện thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm, những người từ 55 đến 80 tuổi được khuyến cáo đi sàng lọc ung thư phổi. Nếu bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá nên định kỳ đi kiểm tra sức khỏe phổi. Ở những người trẻ nếu dừng hút thuốc trong vòng 15 năm có thể ngừng khám sàng lọc ung thư phổi.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Chẩn đoán ung thư phổi

Trong hầu hết các trường hợp, khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư phổi với các triệu chứng điển hình như ho mãn tính hoặc thở khò khè, lúc đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh đi chụp X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm đờm. Nếu một trong các xét nghiệm cho thấy xuất hiện dấu hiệu của ung thư, bước tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết phổi.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Các loại ung thư phổi

Có hai loại chính của ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ là loại ung thư phát triển nhanh, nó có thể lây lan nhanh đến các bộ phận khác của cơ thể. Loại ung thư này thường xuất hiện ở người sử dụng thuốc lá và hiếm thấy ở người không hút thuốc. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phát triển chậm hơn và phổ biến hơn, đây là loại ung thư ít xâm lấn hơn loại trên. Trong các bệnh ung thư phổi có đến 85% những người ung thư phổi thuộc loại ung thư không tế bào nhỏ. Loại ung thư này nếu phát hiện sớm, phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị có thể chữa khỏi căn bệnh này.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Các giai đoạn ung thư phổi

Mỗi loại ung thư phổi có cách xâm lấn khác nhau trong cơ thể. Như ung thư phổi tế bào nhỏ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giới hạn có nghĩa là ung thư được giới hạn trong một phổi và các hạch bạch huyết có thể ở gần vị trí khối u. Giai đoạn ung thư lan rộng có nghĩa là ung thư đã lan rộng khắp phổi hoặc ra các bộ phận khác. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được chia thành từ 1 đến 4 giai đoạn, tùy thuộc vào việc khối u lan rộng đến đâu.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phổi đang ngày càng tăng lên

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ y dược học, thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi đang được kéo dài hơn so với trước. Thống kê mới nhất của Viện Ung thư Quốc gia của Mỹ cho thấy từ năm 2004 đến năm 2010, những người được chẩn đoán ung thư phổi sống sau 5 năm tăng từ 4% lên 54%, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Các cách điều trị ung thư phổi

Nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được phát hiện trước khi nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc mới chỉ xuất hiện ở một bên phổi, phẫu thuật là biện pháp tốt nhất. Các bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần có khối u. Một số bệnh nhân được xạ trị hoặc hóa trị sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn lại. Đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ phẫu thuật dường như không có giá trị vì tại thời điểm chẩn đoán, ung thư có thể đã lan sang các cơ quan khác của cơ thể.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Khi ung thư phổi di căn

Khi ung thư phổi đã di căn các bác sĩ vẫn có thể chữa trị để giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bức xạ hoặc hóa trị liệu có thể thu nhỏ khối u và điều trị các triệu chứng, như đau xương hoặc khó thở. Hóa trị biện pháp duy nhất và thường xuyên được áp dụng ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.

Có những triệu chứng này nghĩ ngay ung thư phổi
 

Điều trị bằng phương pháp nhắm mục tiêu

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu là một phương thức điều trị mới của ung thư phổi, nó có thể được sử dụng cùng với hóa trị liệu hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Phương pháp nhắm mục tiêu là nhằm chặn các mạch máu tới nuôi dưỡng tế bào ung thư ở khối u. Nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn. Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu có thể làm gián đoạn các tín hiệu chịu trách nhiệm nhân lên trong tế bào ung thư trong hình ảnh ở trên.

Theo SK&ĐS

Khi nói đến đau nhức, ho, nổi hạch hoặc các vấn đề sức khỏe khác, đa số mọi người thường nghĩ rằng đó chỉ là các bệnh thông thường. 
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu phát hiện rằng các biểu hiện thông thường đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của các bệnh ung thư.
Dưới đây là một số biểu hiện thường bị làm lơ mà bạn cần nghiêm túc để ý tới, theo Prevention.
Xuất hiện cục u hoặc bướu
Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ cục u nào thì bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra. Trong một khảo sát cho thấy có tới 77% không nghĩ rằng các cục u là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng và bỏ qua nó.
Ho kéo dài
Các cơn ho xảy ra vào mùa lạnh hoặc khi bị cảm cúm có thể là triệu chứng bệnh thông thường. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, tình trạng ngày một nặng, khản tiếng thì có thể bạn đang gặp tổn thương nghiêm trọng ở thanh quản, phổi, ung thư tuyến giáp hoặc ung thư hạch.
8 dấu hiệu ung thư nhiều người thường làm lơ - ảnh 1
Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Ngoài việc đi vệ sinh hằng ngày bị gián đoạn bởi các loại thực phẩm bẩn, hoặc tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc điều trị bệnh, thì sự gián đoạn xảy ra thường xuyên còn lại có thể là dấu hiệu cần xem xét của ung thư ruột kết.
Bất thường khi đi tiểu
Nếu bạn nhận thấy có máu trong nước tiểu, hoặc cảm thấy đau thắt khi đi tiểu thì bạn nên đến bệnh viện để khám ngay, phòng những tác động không tốt cho bàng quang, thận, tuyến tiền liệt.
Đau không rõ nguyên nhân
Đau dai dẳng là cách cơ thể báo hiệu một vấn đề bất thường nào đó từ các chứng bệnh nhẹ cho đến ung thư xương, ung thư buồng trứng. Tuy nhiên đây là dấu hiệu thường bị xem nhẹ và bỏ qua nhiều nhất.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Hiệp hội Ung thư Mỹ báo cáo rằng giảm cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Dấu hiệu này thường thấy ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy, dạ dày, phổi hoặc thực quản.
8 dấu hiệu ung thư nhiều người thường làm lơ - ảnh 2
Khó nuốt
Tuy khó nuốt được xếp vào một trong những vấn đề có liên quan đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của các chứng bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư thực quản, dạ dày hoặc họng.
Chảy máu
Ho ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, máu trong phân là dấu hiệu của ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Phụ nữ bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân có nhiều khả năng ung thư cổ tử cung, hoặc nội mạc tử cung. Chảy máu bất thường có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của ung thư nên hãy đảm bảo rằng bạn không làm lơ trước dấu hiệu quan trọng này.

Phương Anh

Ung thư phổi là mối đe dọa phổ biến khi điều kiện môi trường ngày càng xấu. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là ít người nhận biết được nó.

Căn bệnh ung thư phổi là chứng ung thư gây tử vong lớn nhất ở Mỹ hiện nay và đặc biệt là có tới 20% người chưa từng hút thuốc lá bị mắc bệnh này.

Nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi, ngoài hút thuốc, tiếp xúc với khí radon (một loại khí gas không mùi thường có trong nhà), còn có những nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, ngửi khói gián tiếp, hít phải các loại khí độc… Do đó, ung thư phổi không loại trừ một ai.

Dưới đây là một số dấu hiệu liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý:

1. Ho kéo dài: Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi bị ho, đôi khi ho ra máu. Đờm đặc, có màu xám cũng là một dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư phổi. Bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe khi bị ho khan kéo dài cả tháng liền không giảm.

nhung dau hieu khong ngo cua benh ung thu phoi - 1

2. Nhiễm trùng mãn tính: Đôi khi bạn nhiễm bệnh phổi như viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục bị bệnh và hầu hết mọi căn bệnh đều liên quan đến phổi, ngực, đây có thể là dấu hiệu của ung thư.

3. Giảm cân: Giảm cân không có lý do là dấu hiệu rất nguy hiểm vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư.

Một khối u phát triển có thể tạo ra protein khiến cơ thể giảm cân. Dấu hiệu kèm theo có thể là mất cảm giác thèm ăn.

4. Đau xương: Nếu ung thư phổi lây lan sang các nội tạng khác, bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu trong xương hoặc khớp. Lưng và hông thường là điểm bị nhức nhiều nhất, dù đây cũng có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D.

5. Sưng mặt: Nếu khối u bắt đầu đè lên tĩnh mạch chủ chuyển máu từ đầu và tay tới tim, bạn có thể bị sưng ở cổ và mặt. Cánh tay, ngực trên cũng bị ảnh hưởng.

6. Mệt mỏi quá mức: Cảm giác này khác với mệt mỏi thông thường, mệt mỏi kiểu này khiến bạn không thể bước đi và dù nghỉ ngơi nhiều cũng không khỏe hơn. 80% người bị ung thư đều cảm thấy dấu hiệu "mệt mỏi cực độ" này.

7. Cơ bắp yếu: Ung thư phổi cũng ảnh hưởng tới cơ bắp. Một trong những vùng bị ảnh hưởng đầu tiên là hông. Bạn có thể cảm thấy khó nhấc mình lên khỏi ghế. Các vùng khác cũng cần chú ý là vai, cánh tay, chân…

8. Mức canxi cao: Một số loại ung thư phổi tạo ra chất tương tự như hormone làm rối loạn cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Do đó, lượng canxi quá mức sẽ bị thải vào máu. Bạn có thể nhận ra dấu hiệu này bằng các triệu chứng: Đi tiểu nhiều, khát nước, táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt.

http://eva.vn/suc-khoe

Đa số đàn ông cho rằng phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt sẽ kết thúc đời sống tình dục và phải điều trị ngay khi phát hiện bệnh.

Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp về căn bệnh ung thư này ở đàn ông, theo WebMd.

Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt nghĩa là kết thúc đời sống tình dục và gây rò rỉ nước tiểu

Thực tế: Bác sĩ phẫu thuật sẽ có cách không tác động đến các dây thần kinh giúp duy trì quá trình cương. Quan hệ tình dục vẫn diễn ra tốt đẹp sau mổ, song cần 4-24 tháng hoặc lâu hơn để phục hồi. Nam giới trẻ tuổi có thời gian lành sớm hơn. Nếu vẫn gặp khó khăn, hãy hỏi bác sĩ về các biện pháp điều trị rối loạn chức năng cương.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt khác như bức xạ và liệu pháp hormone có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Trao đổi kỹ với bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp.

Bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu sau khi phẫu thuật nhưng thường là ngắn hạn. Trong vòng một năm, khoảng 95% nam giới có thể kiểm soát bàng quang bình thường như trước mổ.

5-lam-tuong-thuong-gap-ve-ung-thu-tuyen-tien-liet

Ảnh minh họa: UPI.

Chỉ đàn ông lớn tuổi mới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Thực tế: Khá hiếm nam giới dưới 40 mắc bệnh nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Tuổi tác không phải là điều duy nhất. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Nếu cha hoặc anh trai bị bệnh, bạn có khả năng mắc gấp 2-3 lần bình thường. Càng nhiều người thân gặp phải bệnh này, nguy cơ của bạn càng cao.

- Chủng tộc: Đàn ông Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được điều này. 

Phải điều trị ngay lập tức khi phát hiện bệnh

Thực tế: Bạn và bác sĩ sẽ cùng kiểm tra, bàn bạc để quyết định thời điểm điều trị. Liệu trình có thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh lý khác. Nếu điều trị không làm tốt hơn tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể cân nhắc "giám sát chủ động" và có quyết định phù hợp khi cần thiết.

Mức PSA cao có nghĩa là bạn bị ung thư tuyến tiền liệt

Thực tế: Không nhất thiết. Các bệnh khác ở tuyến tiền liệt có thể làm tăng mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt). Nồng độ PSA cao là gợi ý giúp bác sĩ quyết định cân nhắc làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt. Nếu mức PSA đi xuống sau khi điều trị ung thư, đó là điều tuyệt vời. 

Nếu bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn chắc chắn chết vì nó

Thực tế: Nếu kiểm soát bệnh tốt, bạn có khả năng sống đến già hoặc sẽ chết vì một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên điều này không có nghĩa việc kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt không quan trọng. Phát hiện sớm bệnh rất quan trọng để tăng hiệu quả điều trị.

 Lê Phương

Khi nhận kết quả Ung thư dạ dày, ít người biết rằng mặc dù kết quả cùng như vậy nhưng tỷ lệ sống của các bệnh nhân rất khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, sức khỏe chung của bệnh nhân, tinh thần và khả năng chăm sóc y tế. Như vậy, không có một công thức chung để có thể nói bị Ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu? Tuy nhiên, có một số thống kê, giúp chúng ta có thể ước lượng được điều đó.

Bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu? 1

80% bệnh nhân Ung thư dạ dày có vi khuẩn Hp trong người

Ung thư dạ dày 

Bệnh Ung thư dạ dày tiến triển thầm lặng qua nhiều giai đoạn từ khi hình hình các tế bào tiền Ung thư (trong viêm teo niêm mạc dạ dày) cho tới khi Ung thư di căn. Bệnh Ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn, sau đó bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường. Đó là sự thật, tuy nhiên chỉ đúng với những bệnh nhân may mắn phát hiện được Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Với những bệnh nhân được phát hiện muộn, ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống sót trong 5 năm là rất thấp, thậm chí tỷ lệ sống sót trên 1 năm cũng không cao.

Tuy nhiên, cho tới hiện nay, chưa có một phương pháp chẩn đoán nào thực sự đủ mức độ tin cậy để chẩn đoán Ung thư dạ dày sớm. Phương pháp xét nghiệm máu được cho là chính xác nhưng vẫn cần có nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chắc chắn Ung thư dạ dày. Hơn nữa, khả năng tầm soát Ung thư cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ của Việt Nam không được tốt cho nên tỷ lệ tử vong do Ung thư dạ dày trong vòng 5 năm rất cao, tới 80%, tỷ lệ đó ở Mỹ là trên 50%.

Bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu? 1

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thông thường nên đến khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên đa số tâm lý của gia đình các bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường dấu và không nói rõ tình trạng bệnh cũng như sự nguy hiểm của bệnh cho người bị bệnh biết. Điều này hết sức bình thường không chỉ với bệnh Ung thư dạ dày mà ngay cả những căn bệnh nguy hiểm khác cũng vậy.

Họ sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến sức khỏe người bệnh sẽ một xấu đi. Bởi vì tinh thần của người bệnh chính là vị thuốc điều trị tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế theo kinh nghiệm của các bác sĩ cho biết thì nếu cho bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh cũng như các nguy hiểm có thể gặp phải thì thông thường các bệnh nhân sẽ hợp tác tốt hơn trong việc điều trị bệnh, đôi khi còn lạc quan và bớt lo âu hơn. Khi đó khát vọng sống của bệnh nhân sẽ mãnh liệt hơn và ít thờ ơ hơn vì cho rằng chưa đến lúc nguy hiểm, chưa đến lúc phải điều trị.

Trong rất nhiều năm điều trị cho bệnh nhân ung thư, điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy nhất đó là những bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn. Và tất nhiên, tất cả họ đều là những người hiểu rõ bệnh tình của mình chứ không hề bị giấu giếm bất cứ điều gì.

Câu hỏi “Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?”, theo các bác sĩ tại đây thì câu hỏi này họ được nghe quá nhiều từ người bệnh nên cũng trả lời thằng thắn là có thể sống được 1-2 năm, 3 năm hoặc đôi khi hơn. Tùy từng trường hợp và quyết tâm, khát khao sống mãnh liệt, sự hợp tác điều trị cũng như điều kiện của mỗi người.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu: Thông thường, tiên lượng bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ở những giai đoạn đầu tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật, những giai đoạn sau không thể phẫu thuật thì mục tiêu chữa bệnh là kéo dài thời gian sống và lúc này phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị và sức khỏe người bệnh để dự đoán thời gian còn lại cho người bệnh. Có một điều chắc chắn rằng nếu Ung thư dạ dày không được điều trị thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98%.

Tầm soát bệnh định kỳ giúp phát hiện sớm Ung thư dạ dày, gia tăng cơ hội chữa khỏi. Để phòng tránh ung thư dạ dày, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau, giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối, ngừng hút thuốc lá. Đặc biệt cần hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và những người thân trong gia đình. Nếu gia đình bạn có người mắc Ung thư dạ dày thì nguy cơ của bạn cao hơn, hoặc nếu bạn từng phát hiện bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày và có bệnh dạ dày như Viêm dạ dày tá tràng mạn tính, Loét dạ dày tá tràng thì điều trị dứt điểm bệnh và phòng ngừa tái phát bệnh là rất cần thiết.

Theo Gastimunhp.vn tổng hợp

Các chất độc hại đang tồn tại trong thực phẩm chính là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh ung thư.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội, cho biết mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh chính. Trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức ăn, đồ uống. Vấn đề thứ hai là sự hiện diện của các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ gây ung thư (vitamin, chất xơ…).

Nhung chat gay ung thu co trong thuc pham ban an hang ngay hinh anh 1

Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng. Ảnh: Shapeupyourhealth .

Theo chuyên gia này, các chất gây ung thư có trong thực phẩm bao gồm ít nhất 5 nhóm sau:

Nitrosamin

 Nitrosamine và các hợp chất N-nitroso khác, là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ.

Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú, hỏng. Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.

Các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamine cao. Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thường tiêu thụ loại thực phẩm này có liên quan đến ung thư vòm mũi họng.

Aflatoxin

 Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Loại nấm mốc này thường có trong các ngũ cốc bị mốc hoặc là lạc mốc. Việc tiêu thụ các thực phẩm này là một nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.

Chất phụ gia và các chất gây nhiễm khác có trong thực phẩm

Các nhà khoa học phương Tây cho thấy sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm có thể gây ra ung thư, như chất paradimethyl amino benzene dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan.

Do đó, bạn không nên mua các thức ăn có màu sắc sặc sỡ hoặc nghi ngờ có sử dụng phẩm màu không cho phép. Nên dùng các màu sắc tự nhiên trong chế biến thức ăn như màu đỏ của cà chua, gấc, màu vàng của nghệ.

Các thực phẩm có chứa các dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ gây ngộ độc cấp tính mà còn khả năng gây ung thư.

Các chất độc tạo ra trong quá trình nấu nướng và bảo quản thực phẩm

Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng…

Chất béo và thịt

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt gây ung thư qua cơ chế làm tiết nhiều axit mật, chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột. Tỷ lệ tử vong do mắc ung thư vú cũng tăng theo mức tiêu thụ mỡ.

Như vậy, ăn uống có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống nhiễm các hóa chất gây ung thư trong thức ăn, thực hiện chế độ ăn cân đối hợp lý, không chỉ là biện pháp dự phòng bệnh ung thư mà còn có thể phòng chống được nhiều bệnh khác.

Hà Quyên

TTO - Bệnh ung thư không những ảnh hưởng về mặt sức khỏe thể chất mà còn gây nên những tác động to lớn về mặt tâm thần, theo một báo cáo khoa học vừa được trình bày tại hội nghị chuyên ngành ung thư. 

Theo đó, cứ 5 người thì có đến 4 người bị rối loạn lo âu và trở nên trầm cảm sau một năm được điều trị.

Phân tích của các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng quốc gia Malaysia trên 1.362 người bệnh đã mở ra lời kêu gọi khẩn trương tìm kiếm những phương thức mới hỗ trợ điều trị ung thư để giải quyết một cách rộng hơn các khía cạnh sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người ung thư, đặc biệt là các khía cạnh tâm lý, tài chính và xã hội.

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng ở những người bệnh trẻ tuổi, mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn do đối với nhóm đối tượng này ít ngờ rằng họ bị ung thư. Và khi họ bị mắc bệnh, tâm lý sẽ suy sụp nhanh hơn, sự lo âu sẽ lớn hơn và dẫn đến khả năng tự tử sẽ cao hơn.

Vì vậy, những can thiệp sớm về mặt tâm lý nên được nâng cao hơn ở nhóm người này.

 
BS NGUYỄN TẤT BÌNH (Theo Medical Xpress)
 

Đồ nướng, đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và dạ dày; ăn cá, tỏi giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. 

Trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, ung thư phổi chiếm đến 13%, sau đó là ung thư vú 12%, ung thư đại tràng 8%... Tại Việt Nam, số ca ung thư phổi cũng cao nhất, sau đó đến ung thư vú, dạ dày, gan, đại tràng. "Có thể nói xu hướng mắc ung thư của nước ta cũng trùng với xu hướng chung của thế giới", phó giáo sư Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Y học dự phòng cho biết tại hội thảo về thải độc cơ thể phòng ung thư diễn ra tại Hà Nội ngày 13/12.

Bên cạnh thuốc lá, rượu bia, thì dinh dưỡng - thức ăn đưa vào cơ thể có thể gây nhiều bệnh ung thư. Nguy cơ này đến từ thực phẩm bị ô nhiễm tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ, chất tăng trọng được đưa vào cơ thể vật nuôi; cơ thể vô tình tích lũy các chất độc đó.

ngua-ung-thu-bang-cach-kiem-soat-thuc-phm-an-vao-co-the

Một số thực phẩm có tác dụng ngừa ung thư. Ảnh: NBC.

Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư đang là vấn đề bức bối của toàn thế giới. Trong các nguyên nhân gây ung thư thì có đến 35% do thực phẩm chưa an toàn, "bệnh từ miệng vào". 

Theo ông, phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này càng đúng với bệnh ung thư. Những yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa như thay đổi lối sống bao gồm bỏ thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, một khái niệm mới được đưa ra gần đây là thải độc cơ thể ngừa bệnh, trong đó có ung thư. "Áp dụng các phương pháp thanh lọc cơ thể như uống nước, nhịn ăn, uống nước chanh…, không nên thái quá. Uống quá nhiều nước chanh không tốt với người bệnh dạ dày; hay nhịn ăn đến mức cơ thể suy kiệt nhập viện", giáo sư Đức nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, bản thân cơ thể có cơ chế tự thải độc. Nhiệm vụ của gan là loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể; tập thể dục, uống nước nhiều cũng hỗ trợ quá trình thải độc. Tuy nhiên, không phải lúc nào gan cũng hoạt động tốt, thậm chí có những chất độc gan không thể loại bỏ được. Vì thế quan trọng nhất là hạn chế đưa chất độc vào cơ thể. 

Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng phòng ung thư:

Thực phẩm giảm nguy cơ ung thư:

Yếu tố dinh dưỡng

Ung thư

Chất xơ Đại trực tràng, thực quản
Rau củ quả Khoang miệng, thực quản, phổi, dạ dày, đại trực tràng
Canxi Đại trực tràng
Chế độ ăn hằng ngày Đại trực tràng
Đại trực tràng
Tỏi Đại trực tràng
Selen Phổi, đại trực tràng, tiền liệt tuyến
Folate Thực quản, tụy, đại trực tràng

Thực phẩm tăng nguy cơ ung thư:

Yếu tố dinh dưỡng

Ung thư

Rượu, bia Khoang miệng, thực quản, gan, đại trực tràng, vú
Chế độ ăn mặn Dạ dày, mũi họng
Thịt đỏ Đại trực tràng
Aflatoxin Gan
Đồ nướng, đồ ăn nhanh Đại trực tràng, dạ dày
Thừa cân,béo phì Thực quản, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, vú, nội mạc tử cung

Phương Trang

Béo phì không chỉ gây ra các bệnh về tim mạch và tiểu đường đâu, nguy cơ ung thư của những người béo cũng gia tăng gấp nhiều lần đó.

Có tới 9% các trường hợp mắc ung thư do nguyên nhân liên quan đến cân nặng. So với người bình thường, những người béo phì, có cân nặng quá lớn thường phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn khá nhiều. Dưới đây là những căn bệnh ung thư mà người béo rất dễ mắc phải:

1. Ung thư dạ dày, thực quản

Ở người béo, mỡ thừa nhiều sẽ làm tăng cao nguy cơ viêm nhiễm mãn tính, nhất là ở đường ruột, khiến axit dạ dày bị kích thích và dẫn tới ung thư. Khoa học cũng đã chứng mình mối liên hệ mật thiết giữa béo phì với ung thư thực quản.

2. Ung thư gan

Khả năng tác động đến gan của tình trạng béo phì ngang ngửa việc uống rượu. Béo phì cũng nguy hiểm như uống rượu bởi nó dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và về lâu dài có thể gây ung thư gan.

Nếu bạn đang quá cân hãy chú ý đề phòng 7 bệnh ung thư này - Ảnh 1.

3. Ung thư tuyến tuỵ

Khi bạn bị béo phì, việc sản xuất insulin bị cản trở, khiến cho quá trình trao đổi chất của tuyến tuỵ bị cản trở, từ đó làm nguy cơ ung thư tăng cao.

4. Ung thư túi mật

Béo phì và tình trạng thừa cholesterol dễ gây sỏi mật, tăng khả năng viêm túi mật. Khả năng ung thư túi mật cũng vì thế mà tăng lên.

Nếu bạn đang quá cân hãy chú ý đề phòng 7 bệnh ung thư này - Ảnh 2.

5. Ung thư buồng trứng

Tế bào chất béo sản xuất estrogen. Ở phụ nữ nặng cân đã hoặc đang bước vào thời mãn kinh, estrogen dư thừa dễ gây ra ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.

6. Ung thư tuyến giáp

Căn bệnh ung thư này rất dễ xảy ra khi thừa cân bởi béo phì khiến cho kích thước tuyến giáp tăng. Khi tuyến giáp càng lớn thì nguy cơ tế bào đột biến lại càng cao, đồng nghĩa với việc khả năng ung thư cao hơn.

7. Đau tủy xương

Những người béo phì thường dễ bị viêm nhiễm hơn và điều này làm tăng chu kỳ làm mới tuỷ xương. Điều này không tốt chút nào bởi nó cũng tạo cơ hội cho đột biến xảy ra, dẫn đến ung thư tuỷ xương.

http://kenh14.vn

Trước kia, người ta cho rằng đường là nguồn năng lượng giúp cho ung thư có thể di căn nhưng có vẻ như chính chất béo mới là thủ phạm.

Việc tìm ra phương pháp điều trị ung thư đã và đang là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của y học trong thế kỷ 21. Và có vẻ như công cuộc đấu tranh chống lại căn bệnh này lại có thêm một bước tiến nữa, khi mới đây các chuyên gia đã tìm ra một tác nhân có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Đó là chất béo, hay mỡ nói chung.

Trước kia các chuyên gia đã nhận ra một bằng chứng, rằng tế bào ung thư cần đến chất béo phát triển. Còn hiện nay, họ tìm ra thêm bằng chứng rằng chỉ cần ngăn không cho các tế bào ung thư hấp thu chất béo, họ có thể ngăn chặn quá trình di căn của ung thư.

Tìm ra bằng chứng cho thấy ăn nhiều mỡ có thể thúc đẩy ung thư - Ảnh 1.

Mỡ có thể khiến ung thư di căn

Trên thực tế, di căn chính là nguyên nhân chủ yếu khiến người mắc ung thư tử vong. Có điều, khoa học mất rất nhiều năm vẫn chưa thực sự hiểu được tại sao và bằng cách nào tế bào ung thư có thể phát triển với tốc độ vũ bão, trong khi quá trình đó tốn rất nhiều năng lượng: từ phân tách, di chuyển qua mạch máu, rồi bám rễ vào những bộ phận khác trong cơ thể.

Trong quá khứ, y học từng cho rằng đường chính là nguồn cung năng lượng cho quá trình di căn. Nhưng đến đầu năm 2016, một số chuyên gia đặt ra giả thuyết: Có khi nào chất béo mới là tác nhân chính? Và nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature đã tăng thêm sức nặng cho giả thuyết này.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xác định các tế bào khiến ung thư miệng trên chuột lây lan, để rồi nhận thấy rằng một số acid béo - bao gồm cả palmitic acid có trong dầu cọ - có thể thúc đẩy quá trình di căn.

Tìm ra bằng chứng cho thấy ăn nhiều mỡ có thể thúc đẩy ung thư - Ảnh 2.

Cụ thể hơn, bên trong các tế bào ung thư của chuột có sự hiện diện của CD36 với nồng độ rất lớn. CD36 là một dạng thụ thể protein có tác dụng giúp tế bào hấp thụ mỡ. Đối với người, cũng từng có một số liên hệ giữa CD36 và các bệnh nhân ung thư.

Vậy nên, các chuyên gia quyết định thử xem nếu CD36 bị nghẽn lại thì chuyện gì sẽ xảy ra. Kết quả, gần như toàn bộ quá trình di căn đã ngừng lại, dù không thể ngăn khối u đầu tiên hình thành. 

Salvador Aznar Benitah - chủ nhiệm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi giả định rằng tế bào di căn chỉ có thể hình thành nếu có một số loại acid béo nhất định. Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn chưa thể hiểu chính xác vì sao khoá CD36 lại có thể ngăn được ung thư di căn"

Tìm ra bằng chứng cho thấy ăn nhiều mỡ có thể thúc đẩy ung thư - Ảnh 3.

Có vẻ như ăn nhiều chất béo sẽ khiến ung thư dễ lan rộng

Ngoài ra, thí nghiệm cũng cho thấy rằng những con chuột có chế độ ăn giàu chất béo sẽ có khối u lớn và lan mạnh hơn so với chuột bình thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và thử nghiệm trên chuột, nên chưa có gì đảm bảo rằng ở người cũng như vậy. Lúc này, vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ lời khuyên nào liên quan đến chế độ ăn ở người, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư.

"Đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng. Giờ đây chúng ta có thể xác định được đâu là tế bào chịu trách nhiệm cho việc ung thư di căn, đồng thời đem lại tiềm năng nghiên cứu sâu hơn về ung thư trong tương lai" - Benitah chia sẻ. 

Nguồn: Science Alert

Tem dan Don vi Gen tri lieu 1

logo bach mai 2

Tiêu điểm

Hỗ trợ  

Joomla Templates and Joomla Extensions by ZooTemplate.Com
Hotline: 1900575758 phím 2

Clip

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Quảng cáo

Banner

Hình ảnh tiêu biểu

Đối tác chiến lược

chung cư imperia garden

Thống kê

Members : 18659
Content : 1268
Web Links : 3
Content View Hits : 358445