PSMA PET-CT vượt trội so với cắt lớp vi tính và xạ hình xương đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nhóm nguy cơ cao
BSNT. Hoàng Công Tùng,
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, TS. Nguyễn Quang Hùng
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai.
Lịch sử nghiên cứu ứng dụng các đồng vị phóng xạ để ghi hình xương được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX. Năm 1942, Treadwell và cộng sự đã sử dụng phương pháp tự chụp phóng xạ bằng tia gamma của 85Sr để nghiên cứu ung thư xương nguyên phát. Năm 1961 lần đầu tiên Flemming và cộng sự đã tiến hành ghi hình xương bằng 85Sr. Năm 1971, Subramanian, Castronovo và cộng sự đã giới thiệu hợp chất phosphat và diphosphat đánh dấu 99mTc để ghi hình xương thì ứng dụng của ghi hình xương bằng đồng vị phóng xạ đã có một tầm quan trọng đặc biệt trong chẩn đoán bệnh lý hệ cơ xương khớp. Ngày nay xạ hình xương với 99mTc trở thành một trong các phương pháp y học hạt nhân chẩn đoán phổ biến và quan trọng để giúp đánh giá, theo dõi và phát hiện sớm các tổn thương xương khớp.
1. Nguyên lý.
- Các vùng xương bị tổn thương hay vùng xương bị phá hủy thường đi kèm với tái tạo xương, tăng hoạt động chuyển hóa và quay vòng calci.
- Nếu dùng các đồng vị phóng xạ có chuyển hóa tương đồng với calci thì các đồng vị phóng xạ sẽ tập trung tại các vùng tái tạo xương với nồng độ cao hơn hẳn so với tổ chức xương bình thường.
2. Chỉ định.
- Phát hiện ung thư xương nguyên phát và ung thư di căn vào xương.
- Đánh giá đau xương, gãy xương, các bệnh lý chuyển hóa xương.
- Phát hiện và đánh giá các bệnh viêm xương, hoại tử vô mạch, đau giả xương.
- Xác định vị trí để chọc dò, sinh thiết xương.
- Đánh giá đáp ứng với điều trị: hóa chất, phóng xạ, kháng sinh hoặc các điều trị khác.
3. Chống chỉ định.
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Thể trạng bệnh nhân yếu, không hợp tác được để nghi hình.
4. Dược chất phóng xạ
Có khá nhiều dược chất phóng xạ được dùng để ghi hình xương như Technicium – 99m (99mTc), Flo-18 (18F)... Các đồng vị phóng xạ sẽ được gắn với các hợp chất đánh dấu để tạo thành dược chất phóng xạ. Các hợp chất đánh dấu được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Ethylenehydroxydiphosphonate (EHDP).
- Methylenediphosphonate(MDP).
- Hydroxymethylenediphosphonate (HMDP).
- Tc-99m:là đồng vị phóng xạ hiện đang được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế Việt Nam. Đặc điểm của 99mTcphát tia gamma, mức năng lượng (E)=140Kev, T1/2=6 giờ, liều đánh dấu15-20mCi, tiêm tĩnh mạch.
Sau khi vào cơ thể, các chất phóng xạ theo máu phân bố nhanh chóng vào khoang ngoài tế bào, sau đó tập trung vào xương. Trong thời gian 2–4 giờ sau tiêm đã có khoảng 1/3 lượng chất phóng xạ liên kết vào xương, 1/3 đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, số còn lại liên kết với các mô khác trong đó có 10% ở trong máu. Vì vậy theo nhiều tác giả ghi hình sau khi tiêm thuốc phóng xạ 3-4 giờ sẽ cho hình ảnh xương rõ nhất. Trên thực tế lâm sàng, thời điểm ghi hình sau 3 giờ cũng được áp dụng ở hầu hết các Trung tâm y học hạt nhân.
5. Thiết bị ghi hình: gamma cammera, máy SPECT, SPECT/CT, PET/CT.
6. Các bước tiến hành
- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân cần phải uống nhiều nước (khoảng 1-2 lít) và đi tiểu trong vòng 3 giờ sau khi tiêm dược chất phóng xạ.
- Đánh dấu phóng xạ.
- Tiêm dược chất phóng xạ.
- Ghi hình bệnh nhân sau tiêm 2-3h.
7. Các phương pháp ghi hình
7.1. 3-phase bone scanning (xạ hình xương 3 pha)
Là kỹ thuật ghi hình động đánh giá viêm cốt tủy xương, viêm mô liên kết.
+ Pha 1 (pha tưới máu): ghi hình ngay sau tiêm, 1-5giây/hình.
+ Pha 2 (pha hồ máu): ghi hình tĩnh 1 phút/1 hình.
+ Pha 3 (pha muộn sau tiêm 3h): ghi hình toàn thân hoặc ghi hình tĩnh tại vùng xương tổn thương.
7.2. Wholebody bone imaging (xạ hình xương toàn thân)
Xạ hình xương toàn thân với 99mTc gắn với hợp chất đánh dấu MDP là phương pháp có độ nhạy cao trong phát hiện các tổn thương xương do ung thư di căn. Tuy không đặc hiệu nhưng đây là phương pháp ghi hình chủ yếu dựa trên những biến đổi chức năng ở xương giúp phát hiện sớm các ung thư di căn vào xương (sớm hơn so với phim chụp X-quang 3-6 tháng), gãy rạn nhỏ xương sau tai nạn. Một điểm nổi bật nữa của phương pháp này là có thể khảo sát được toàn bộ hệ thống xương nên là xét nghiệm được lựa chọn hàng đầu cho tất cả bệnh nhân có ung thư có nguy cơ di căn xương.
8. Đánh giá kết quả
8.1. Xạ hình xương người bình thường
- Hoạt độ phóng xạ đối xứng và đồng đều trên cột sống, các xương.
- Trẻ em đang lớn: đĩa sụn, đường khớp giữa xương sọ thường tập trung hoạt độ phóng xạ cao.
8.2. Xạ hình xương bất thường
Chất phóng xạ tập trung không cân đối, không đồng đều, có những vùng tăng hoặc giảm hoặc khuyết hoạt độ phóng xạ so với tổ chức xung quanh:
+ Tổn thương di căn xương: hình ảnh một hoặc nhiều ổ tăng tập trung hoạt độ phóng xạ.
+ Ung thư tiên phát ở xương: những vùng có mật độ phóng xạ cao, đậm đặc.
+ Viêm xương, viêm khớp: tại khớp viêm tập trung hoạt độ phóng xạ cao hơn khớp bình thường.
Để minh họa cho vai trò của xạ hình xương trong thực hành lâm sàng chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến hệ cơ xương khớp chúng tôi xin trình bày một trường hợp lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi có di căn xương.
Bệnh cảnh
- Họ và tên: bệnh nhân: N.V.T Tuổi: 82
- Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh
- Quốc tịch: Việt Nam
- Địa chỉ: xã Hương Trạch – huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh
- Vào viện: ngày 03/10/2019
Bệnh sử
Quá trình bệnh lý:
Khoảng 20 ngày trước vào viện bệnh nhân tự nhiên xuất hiện khó thở khi gắng sức, kèm theo ho khan, đau tức ngực vùng sau xương ức, sốt nhẹ (nhiệt độ: 37,5), gầy sút cân nhiều 6kg/3 tuần. Đã đi khám tại Bệnh viện tỉnh được siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, đã dẫn lưu dịch màng tim tại Bệnh viện tỉnh => chuyển Bệnh viện Bạch Mai điều trị 3/10/2019.
Tiền sử:
- Tiền sử bản thân: sốt rét ác tính năm 1970, hút thuốc lào 20 năm.
- Tiền sử gia đình: Bình thường
Tình trạng lúc nhập viện
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
- Khó thở vừa, nhiều, thở oxy kính 5lít/phút, đau tức ngực bên trái.
- SPO2: 93-95%, Huyết áp: 120/80mmhg, nhiệt độ: 37,1, Nhịp thở: 26-28 lần/phút.
- Tim đều T1, T2 rõ, không có tiếng tim bệnh lý.
- Phổi rì rào phế nang giảm hai bên.
- Bụng mềm, không chướng.
- Không liệt thần kinh khu trú.
- Dẫn lưu dịch màng tim sau khi thông lại còn ra dịch màu đỏ sẫm không đông.
Cận lâm sàng
1. Công thức máu: Bạch cầu: 16,37G/l, Bạch cầu trung tính: 13,64G/l, Hồng cầu: 5,47T/l, Hemoglobin:159G/l.
2. Sinh hoá: D-dimer: 14,941, troponin T: ng/ml, NT-proBNP: ng/ml, CRPhs: Các chỉ số ure, creatinine, glucose, GOT, GPT trong giới hạn bình thường.
3. Siêu âm tim: Kích thước chức năng tâm thu thất trái bình thường, chức năng tâm thu thất trái (EF): 72%, hở chủ nhẹ. Tràn dịch màng tim số lượng ít, tràn dịch màng phổi 2 bên.
4. Điện tim đồ: Sóng R điện thế thấp V1-V3, mất luân chuyển điện học, sóng T âm ở các chuyển đạo V1-V5, hình ảnh sóng S sâu ở chuyển đạo D1, sóng Q sâu ở chuyển đạo D3.
5. Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh nang thận phải, dịch màng phổi 2 bên.
6. Siêu âm hạch vùng cổ, tế bào học: Không thấy tế bào ác tính.
7. Dịch màng phổi: Rivalta (+), protein: 42,3g/l, PCR lao: âm tính, nuôi cấy vi khuẩn: âm tính.
8. Dịch màng tim: Rivalta (+), protein: 43,2g/l.
Cellblock dịch màng phổi, dịch màng tim: ung thư biểu mô tuyến di căn.
9. Kết quả chụp cộng hưởng từ ngực
Hình ảnh khối tổn thương kích thước 20x22mm kèm xơ hóa xung quanh thùy trên phổi phải. Tổn thương đông đặc nhu mô thùy dưới phổi trái. Dày tổ chức kẽ 2 phổi. Tràn dịch màng phổi 2 bên (phải: 27mm, trái: 28mm), tràn dịch màng tim (chỗ dày nhất 7mm). Hạch trung thất và rốn phổi phải. Không thấy huyết khối động mạch phổi.
Hình 1. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực
10. Xạ hình xương
Hình ảnh tổn thương xương đa ổ dọc theo các đốt sống, xương chậu và xương sườn hai bên nghĩ tới tổn thương thứ phát.
Hình 2. Hình ảnh xạ hình xương
11. Cộng hưởng từ sọ não
Hình ảnh nhồi máu não thùy trán trái, thùy đỉnh phải và bán cầu tiểu não hai bên.
Hình 3. Hình ảnh cộng hưởng từ sọ não
CHẨN ĐOÁN
Ung thư phổi di căn màng phổi, màng tim, xương T1cN2M1b, giai đoạn IVa/ theo dõi Bệnh tim thiếu máu cục bộ – Nhồi máu não.
DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ
- Thở oxy kính 3-5 lít/phút
- Kháng sinh: Rocephin 1g x 2 lọ/ngày pha truyền với NaCl 0,9%. Truyền tĩnh mạch chia 2 lần cách 12 giờ.
- Chống đông: Lovenox 0,4ml x 2 bơm/ ngày cách 12 giờ. Tiêm dưới da.
- Giảm đau: Ultracet 375mg x 2 viên/ ngày.
- Tiếp tục dẫn lưu dịch màng tim: 220ml dịch màu đỏ sẫm.
- Chọc hút dịch màng phổi phải: 300ml dịch màu vàng chanh.
TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
- Khó thở khi gắng sức, không đau ngực, ho khạc đờm trắng.
- Đã rút dẫn lưu dịch màng tim.
- Huyết áp: 120/70 mmHg, nhiệt độ 370, nhịp thở: 22 lần/phút, SP02: 95-98%.
- Tim đều T1 T2 rõ tần số 80 chu kì/phút, phổi rì rào phế nang giảm ở đáy phổi 2 bên.
- Không liệt thần kinh khu trú.
KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân cần được làm thêm các xét nghiệm để đánh giá giai đoạn và khẳng định chẩn đoán.
- Nội soi phế quản, sinh thiết khối u phổi, chụp PET/CT đánh giá giai đoạn.
- Xét nghiệm gen EGFR.
Thuốc:
- Aspirin 100mg x 1 viên/ ngày. Uống sau ăn sáng.
- Pantoprazol 40mg x 1 viên/ ngày uống trước ăn 30 phút.
- Zestril 5mg x 1 viên/ ngày uống vào 8 giờ sáng.
- Thuốc chống hủy xương: acid zolendronic.
ungthubachmai.vn
Nhắc lại chuyện của mình, PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: Đầu năm 2012, tôi bị ho kéo dài, không đau đớn gì nhưng uống thuốc mãi không khỏi, nên đi kiểm tra. Thật bất ngờ khi bác sĩ kết luận tôi bị ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn, di căn hạch, di căn xương nhiều ổ ở cột sống, xương sườn... Sau đó, tôi được GS.TS. Mai Trọng Khoa trực tiếp lập phác đồ điều trị.
Kể về “bệnh nhân đặc biệt” của mình, GS.TS. Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - cho biết: Khi chụp CT và PET/CT quét toàn thân thì phát hiện bệnh nhân có khối u ở phổi, đã di căn vào hệ thống hạch, nhiều vị trí của hệ thống xương.
Kết quả sinh thiết tìm tế bào ác tính ở khối u phổi, các xét nghiệm đột biến gen... cho thấy bệnh đã ở giai đoạn 4B, tức là rất muộn. Một thời gian sau khối u còn di căn lên não, đẩy nhãn cầu lồi ra phía trước, ép bong võng mạc.
Thường, những bệnh nhân ung thư đã di căn giai đoạn muộn như bác sỹ Hùng, việc điều trị sẽ rất khó khăn, cơ hội thành công rất thấp và thời gian sống thêm thường ngắn. Vì vậy, ở giai đoạn này, các bác sĩ thường điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ, nâng cao thể trạng... Hơn nữa, ở bác sĩ Hùng, khối u đã di căn nhiều nơi, nên không thể phẫu thuật.
GS.TS. Mai Trọng Khoa và các cộng sự tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đã mạnh dạn áp dụng hàng loạt kỹ thuật mới được nghiên cứu và ứng dụng vào chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân: chụp PET/CT để vừa chẩn đoán, vừa mô phỏng lập kế hoạch xạ trị, rồi xạ phẫu bằng dao gamma quay, điều trị toàn thân bằng hóa chất, thuốc điều trị đích.
Đặc biệt với sự hợp tác, tuân thủ điều trị nghiêm túc của bệnh nhân với một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, đến nay các khối u đã biến mất. Theo GS.TS. Mai Trọng Khoa, với các bệnh nhân ung thư sau 5 năm phát hiện bệnh đã được điều trị không còn khối u, và các xét nghiệm trở về bình thường thì coi như khỏi bệnh. Mà việc điều trị thành công của bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng đã ở năm thứ 6.
![]() |
Tiễn 2 bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến được điều trị thành công ra viện. |
Tháng 11-2015, ông P.M., 74 tuổi người Thái Lan (sống tại Chiềng Mai, Thái Lan) cũng được cứu chữa tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu. Sau khi mổ u dây thần kinh ở Thái Lan, khối u không giảm mà tái phát tại chỗ, kích thước lớn nên gây điếc và làm liệt mặt trái nên ông P.M. đã được các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của Thái Lan thăm khám, tư vấn các giải pháp điều trị và cho biết, với thể trạng, tuổi tác và khối u của ông thì không thể phẫu thuật bằng ngoại khoa.
Vì thế, sau nhiều cuộc hội chẩn của các chuyên gia y tế Thái Lan và quốc tế, ông P.M quyết định đến BV Bạch Mai để điều trị. Tại đây, ông P.M. đã được GS.TS. Mai Trọng Khoa trực tiếp điều trị xạ phẫu bằng dao gamma quay và chỉ vài ngày sau, ông được ra viện.
Ngày rời Việt Nam, ông P.M. bày tỏ: “Tôi được tư vấn sang một số nước phát triển điều trị, nhưng sau khi tìm hiểu và đặc biệt là được một số giáo sư hàng đầu của Thái Lan tư vấn, tôi đã sang BV Bạch Mai để điều trị. Đây quả là biện pháp điều trị tốt, khi chỉ một ngày sau khi xạ phẫu, tôi đã trở lại sinh hoạt bình thường, không đau đớn gì. Tôi thực sự ngưỡng mộ trình độ và tay nghề của các bác sĩ ở đây”.
Bà Phạm Th. L., 63 tuổi, bị ung thư phổi phải, ung thư biểu mô tuyến và đã được các bác sĩ của BV Bạch Mai áp dụng một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới để chẩn đoán và điều trị. Đó là sử dụng hình ảnh PET/CT để chẩn đoán, phát hiện các tổn thương ung thư và lập kế hoạch xạ trị, nên xác định được giai đoạn bệnh mà các phương pháp khác không làm được, giúp bác sĩ thấy khối u thùy trên phổi phải, hạch trung thất, hạch cổ, hạch nách, tuyến thượng thận của bệnh nhân. Từ đó, có phương pháp điều trị đúng, kéo dài thời gian sống khỏe mạnh cho bà L.
Đó chỉ là một số bệnh nhân ung thư may mắn được “cải tử hoàn sinh” nhờ được chẩn đoán và điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - kết quả của công trình nghiên cứu khoa học kéo dài 20 năm của GS.TS. Mai Trọng Khoa và cộng sự - công trình vừa được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đầu năm 2017 với lời đánh giá: “Việc ứng dụng các bức xạ ion hóa vào trong y học, nhất là trong lĩnh vực ung thư đã góp phần quan trọng trong việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình ở Việt Nam một cách hiệu quả, kinh tế và an toàn”.
Những kĩ thuật tiên tiến trong điều trị ung thư này đặc biệt có ý nghĩa khi mà mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới và khoảng 75.000 ca tử vong.
![]() |
GS.TS. Mai Trọng Khoa chuẩn bị một ca chụp PET/CT để mô phỏng lập kế hoạch xạ trị. |
Từ sự sẻ chia với người bệnh
GS.TS. Mai Trọng Khoa chia sẻ: Có nhiều nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư ở nước ta, trong đó có yếu tố rất quan trọng là việc chẩn đoán, điều trị. Hầu hết bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đến BV khi đã ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng, khiến cho việc điều trị rất khó khăn, chi phí điều trị tăng cao, nhưng hiệu quả điều trị thấp, tỷ lệ tái phát, tử vong cao so với các nước.
Vì thế, nhiều năm liền, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đã nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của thế giới về sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh ung thư và một số bệnh khác. Hơn 50% số bệnh nhân có chỉ định sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và đặc biệt là sử dụng kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài, chiếu trong, xạ phẫu, xạ trị áp suất, cấy hạt phóng xạ, xạ trị trong chọn lọc.
Một kỹ thuật đã cứu sống gần 4.000 bệnh nhân u não và một số bệnh về sọ não thời gian qua là xạ phẫu bằng dao gamma quay. Kỹ thuật này rất thích hợp cho những trường hợp u não hoặc một số bệnh sọ não tái phát sau điều trị, khối u ở những vị trí đặc biệt khó, hoặc không thể phẫu thuật được và là cứu cánh cho bệnh nhân chống chỉ định gây mê, các bệnh nhỏ tuổi hoặc lớn tuổi...
![]() |
GS. TS. Mai Trọng Khoa bên bệnh nhân ung thư được điều trị bằng cấy hạt phóng xạ. |
Việc sử dụng hình ảnh PET/CT để chẩn đoán, phát hiện sớm và chính xác các tổn thương ung thư hơn các phương pháp khác, đồng thời, còn mô phỏng lập kế hoạch xạ trị trong điều trị một số bệnh ung thư. Theo GS. TS. Mai Trọng Khoa, có tới 89-96% bệnh nhân có quyết định phương pháp điều trị đúng sau làm PET; 45-60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi làm PET...
BV Bạch Mai cũng đã nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc, cấy hạt phóng xạ, điều trị miễn dịch phóng xạ, xạ trị áp sát, một số thuốc phóng xạ... để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư thực quản, trực tràng, tuyến giáp... Nhờ đó, nhiều bệnh nhân ung thư đã được điều trị thành công, giảm nhiều biến chứng và các tác dụng không mong muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh trở về với cuộc sống, lao động bình thường.
Tôi may mắn được dự lễ tiễn hai bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên của Việt Nam được điều trị bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ thành công ra viện nên hiểu được niềm hạnh phúc vô bờ của những người mắc căn bệnh này. Trước đây, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thường phải mổ, hoặc dùng các phương pháp chiếu vào, nên chức năng sinh lý của đa số bệnh nhân không đảm bảo.
Nhưng việc điều trị bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đã làm nên điều kỳ diệu, khi kiểm soát được bệnh mà không phải mổ, diệt được tế bào ác tính, bảo vệ được tế bào lành, không ảnh hưởng đến đời sống sinh lý của người bệnh. Tỷ lệ sống thêm không mắc bệnh đạt 97%.
Ở Việt Nam tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Mỗi năm có khoảng 1.275 ca mới mắc và tới 872 ca tử vong. Ung thư tuyến tiền liệt gây đau đớn, khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục, hoặc rối loạn chức năng cương dương.. Vì thế, phương pháp điều trị mới này đã mở ra cơ hội sống, cũng như mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
![]() |
Tiến hành ca cấy hạt phóng xạ cho bệnh nhân. |
Các bác sĩ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu còn nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết. Việc đưa thuốc phóng xạ vào trong cơ thể cho kết quả điều trị các khối u di căn xương, u tuyến giáp, u tử cung vv... rất tốt. BV Bạch Mai hiện là nơi đang dẫn đầu cả nước về phát hiện sớm và điều trị u tuyến giáp bằng thuốc phóng xạ.
Với việc ứng dụng các kỹ thuật có sử dụng bức xạ ion hóa, chỉ riêng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - BV Bạch Mai đã có hàng chục ngàn lượt bệnh nhân ung thư được thực hiện: hơn 60.000 bệnh nhân được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 3.400 bệnh nhân u não và bệnh sọ não được điều trị bằng dao gamma quay; 6.200 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị điều biến liều và kỹ thuật 3D kết hợp hình ảnh PET/CT hoặc CT mô phỏng, cùng hơn 2.100 bệnh nhân ung thư tuyến giáp và 1.500 bệnh nhân bướu tuyến giáp lan tỏa nhiễm độc được điều trị bằng I-131...
GS.TS. Mai Trọng Khoa cho biết: Những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn này đã được phổ biến, đào tạo, chuyển giao cho gần 20 cơ sở y tế trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, tăng tỷ lệ điều trị trong nước, giảm chi phí cho các bệnh nhân ung thư và chi phí xã hội. Tổng số tiền tiết kiệm được từ việc ứng dụng các kỹ thuật của cụm công trình này là 88,45 triệu USD, tương đương với 1.945,9 tỷ đồng.
Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác kỹ thuật” gồm 5 nhóm công trình nhỏ: 1- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp phát bức xạ positron để chẩn đoán ung thư và bệnh sa sút trí tuệ. 2. Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật xạ trị tiên tiến để điều trị ung thư. 3. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não. 4. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc, cấy hạt phóng xạ, điều trị miễn dịch phóng xạ và xạ trị áp sát trong điều trị ung thư. 5. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết. |
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn di căn xương, hạch, não đã được điều trị ổn định và thành công tại bệnh viện Bạch Mai...
![]() |
GS Mai Trọng Khoa - ảnh: Tuệ Khanh |
Câu chuyện PGS, bác sĩ cao cấp Đỗ Quốc Hùng, nguyên Trưởng phòng C7 Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, chiến thắng căn bệnh ung thư khi đã di căn nhiều vị trí là câu chuyện đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, việc bác sĩ Hùng được phát hiện bệnh và chữa trị như thế nào thì không phải ai cũng biết.
GS.TS. Mai Trọng Khoa đã chia sẻ về hành trình phát hiện và chữa căn bệnh hiểm nghèo của bác sĩ Đỗ Quốc Hùng như là một minh chứng thành công trong việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác tại bệnh viện Bạch Mai mà ông chính là người chủ trì đề tài này.
Đây cũng chính là Cụm công trình đã mang lại vinh dự to lớn cho bệnh viện Bạch Mai và GS. Mai Trọng Khoa cùng các cộng sự: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư rất cao trên thế giới và một tỷ lệ rất lớn trong số đó tử vong. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do có rất ít bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, hầu hết ở giai đoạn muộn, di căn.
Xuất phát từ thực tế chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, cùng với các kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, qua các đợt học tập, thực tập nâng cao tay nghề về Y học hạt nhân và Ung bướu ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản... GS.TS. Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai đã chủ động, mạnh dạn tìm tòi, chọn lọc đưa về ứng dụng thành công tại Việt Nam một số kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa; cùng với các đồng nghiệp nghiên cứu làm chủ công nghệ, thích nghi các phương pháp chẩn đoán và điều trị trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Những nghiên cứu ứng dụng đó đã giúp nâng cao hơn chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tăng tỷ lệ điều trị thành công, chữa khỏi cho các bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác ở giai đoạn phát hiện sớm.
Về mặt kỹ thuật, để chẩn đoán bệnh, trước đây và cho đến ngày nay, người ta vẫn dùng máy Xquang, máy siêu âm, máy chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ... nhưng những thiết bị này chưa đủ cho nhu cầu để tìm ra bệnh trong một số trường hợp. Cụm công trình nghiên cứu của GS Mai Trọng Khoa và các cộng sự ra đời đã giải quyết một số vấn đề mà khi chẩn đoán, điều trị gặp khó khăn với những kỹ thuật riêng lẻ nói trên.
Những thiết bị chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, cộng hưởng từ chỉ phát hiện được khi khối u đã hình thành và có kích thước đủ lớn. Khi đó, mắt của người thầy thuốc giàu kinh nghiệm mới có thể nhìn thấy trên phim. Tuy nhiên, khi đó thường đã là giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn và hiệu quả điều trị thấp.
Do vậy, để phát hiện ra các khối u ở giai đoạn đầu cần phải có một thiết bị khác, đó là máy PET/CT. Máy PET là một thiết bị giúp ghi lại được các rối loạn chuyển hóa ở mức độ tế bào, mức độ phân tử ở giai đoạn rất sớm. Tuy nhiên, thiết bị này có nhược điểm là cung cấp rất ít các thông tin về hình ảnh cấu trúc giải phẫu của tổn thương. Trong khi đó, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI) lại phát hiện được chính xác cấu trúc giải phẫu khi đã có khối u với kích thước đủ lớn. Vì vậy, các nhà khoa học đã ghép hai thiết bị này làm một thành PET/CT hoặc PET/MRI giúp phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm với độ nhạy và độ chính xác cao hơn nhiều khi chúng đứng tách rời nhau.
Thiết bị PET/CT có vai trò quan trọng trong phát hiện sớm, chính xác các tổn thương ung thư di căn, tái phát sau điều trị, đánh giá đáp ứng của các phương pháp điều trị, mô phỏng lập kế hoạch xạ trị, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, từ đó giúp các thầy thuốc lựa chọn phác đồ điều trị chính xác và hợp lý; đặc biệt.
Ngoài ra, các Giáo sư, bác sĩ đã nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật xạ trị (Radiotherapy) tiên tiến để điều trị ung thư. Các bác sĩ đã sử dụng hình ảnh PET/CT để mô phỏng lập kế hoạch xạ trị, đặc biệt là kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT): PET/CT giúp xác định rõ, chính xác hơn vị trí của khối u và hạch, từ đó tập trung được liều bức xạ cao tại tổ chức ung thư mà lại hạn chế tối đa liều bức xạ vào tổ chức lành, do đó giảm được biến chứng của xạ trị, tăng chất lượng sống cho người bệnh, thời gian nằm viện ngắn hơn.
Một ứng dụng rất quan trọng nữa, đó là áp dụng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay trong điều trị u não và một số bệnh lý sọ não.
“Trước đây, nếu một bệnh nhân bị các khối u ác tính trong não, ung thư di căn vào não... thường có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong rất cao, thời gian sống thêm ngắn. Nhưng ngày nay, nhờ công nghệ này, rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống, không ít trong số đó đã trở về với cuộc sống và lao động bình thường”. GS. Mai Trọng Khoa giải thích và cho biết thêm: Nhờ áp dụng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay này mà người thầy thuốc có thể tập trung một liều bức xạ rất lớn, chính xác vào khối u hoặc vùng tổn thương bệnh lý trong sọ não, nhưng lại bảo vệ được tối ưu các tổ chức não lành xung quang khối u, giảm được các biến chứng do xạ trị, giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Kỹ thuật xạ phẫu này thường được chỉ định cho những khối u có kích thước không quá lớn, ở những vị trí sâu trong não, đặc biệt là các khối u ở vùng thân não rất khó hoặc không thể phẫu thuật được, bị tái phát sau phẫu thuật, các bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc lớn tuổi, ...
Đến thời điểm này, bệnh viện Bạch Mai đã điều trị được khoảng gần 4000 ca bằng dao gamma quay . Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và chưa có trường hợp nào bị tử vong do thực hiện kỹ thuật này.
Ngoài ra, tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai, cũng đã ứng dụng và làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại và mới như kỹ thuật cấy hạt phóng xạ, kỹ thuật xạ trị chiếu trong chọn lọc... để điều trị thành công một số loại ung thư thường gặp như ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt.
Cũng nằm trong Cụm công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của GS Mai Trọng Khoa và các cộng sự còn có nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp, ung thư vú...
Ung thư phổi giai đoạn muộn được điều trị ổn định bệnh
![]() |
PGS. BS Đỗ Quốc Hùng khỏe mạnh sau 5 năm bị ung thư di căn toàn thân - ảnh: Infonet |
Không chỉ phát hiện sớm để khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn, các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai còn ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nói trên điều trị thành công cả những ca bệnh ung thư ở giai đoạn 4B - giai đoạn cuối cùng của căn bệnh quái ác này.
Chia sẻ về thành công trong ứng dụng các kỹ thuật trong phạm vi Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác” tại bệnh viện Bạch Mai, GS Mai Trọng Khoa đã kể câu chuyện về hành trình phát hiện và chữa trị bệnh ung thư của PGS, BS cao cấp Đỗ Quốc Hùng, trưởng phòng C7 viện Tim mạch.
Theo đó, khi thấy ho húng Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại nói trên để chẩn đoán và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân ung thư, thậm chí cả những ca bệnh ung thư ở giai đoạn muộn (giai đoạn 4b - giai đoạn cuối của căn bệnh quái ác này).
Chia sẻ về thành công trong ứng dụng các kỹ thuật trong phạm vi Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác” tại bệnh viện Bạch Mai, GS Mai Trọng Khoa đã kể câu chuyện về hành trình phát hiện và chữa trị bệnh ung thư của PGS, BS cao cấp Đỗ Quốc Hùng, trưởng phòng C7 viện Tim mạch.
Theo đó, khi thấy ho húng hắng trong một thời gian mà uống kháng sinh không khỏi, bác sĩ Đỗ Quốc Hùng đã đi chụp phổi và bất ngờ phát hiện một khối u. Lúc này, chưa có biểu hiện bất thường gì khác, bệnh nhân vẫn đi làm bình thường. Sau đó bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm khác như chụp CT, MRI, xét nghiệm máu.... để đánh giá toàn thân. Tuy nhiên, khi được chụp PET/CT toàn thân thì phát hiện đã di căn hạch, xương ở nhiều vị trí khác nhau.
“Trong ung thư, người ta chia thành các giai đoạn từ 1, 2, 3, 4A và 4B. Thông thường, bệnh nhân giai đoạn 4B thường chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng..., thời gian sống thêm không nhiều, và bác sĩ Hùng đã bị ung thư ở giai đoạn này. Sau một thời gian điều trị khối u đã di căn vào não.
Các bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai đã dùng hình ảnh PET/CT để phát hiện các tổn thương, tái phát, di căn, đánh giá đáp ứng điều trị và để mô phỏng kế hoạch xạ trị. Sau đó là xạ phẫu bằng dao gamma quay để đieuè trị khối u ndi căn vào não, tiếp đó là duy trì điều trị hóa chất, thuốc điều trị đích, kết hợp ăn uống, luyện tập, có chế độ sinh hợp lý và khoa học...
“Cho đến nay, sau hơn 5 năm, toàn bộ tổn thương u đã tan biến. PGS Hùng hiện đang đi làm bình thường, đủ sức khỏe đi làm từ thiện khắp nơi bằng ô tô.... Đối với bệnh ung thư thì việc sống sót sau 5 năm được coi là điều trị thành công và chữa khỏi” - GS. Mai Trọng Khoa chia sẻ.
Ông cũng nói thêm rằng: “với bệnh nhân ung thư phổi di căn ở giai đoạn cuối, giai đoạn 4B thì đây thực sự là một kỳ tích, một niềm khích lệ lớn không chỉ đối với bệnh nhân mà còn cả với các cán bộ y tế làm trong lĩnh vực ung thư".
Cụm công trình nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác do GS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng các cộng sự thực hiện trong suốt 20 năm vừa giành giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2016. Tổng số sản phẩm khoa học của Cụm công trình bao gồm 154 bài báo trong nước, 13 bài báo quốc tế, 11 báo cáo tại Hội nghị quốc tế, 14 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (gồm 2 đề tài cấp Nhà nước, 7 đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở), 10 quyển sách (gồm 3 sách chuyên khảo, 2 sách tham khảo, 3 giáo trình và 2 sách hướng dẫn), đào tạo 13 tiến sỹ và 8 thạc sỹ, xác nhận chuyển giao ứng dụng tại 18 bệnh viện trong cả nước. Đến nay, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đã thực hiện được hơn 60.000 mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ; hơn 60.000 bệnh nhân ung thư các loại được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 3.400 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được điều trị bằng dao gamma quay, 6.200 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị điều biến liều và kỹ thuật 3D kết hợp hình ảnh PET/CT hoặc CT mô phỏng; hơn 2100 bệnh nhân ung thư tuyến giáp và 1500 bệnh nhân bướu tuyến giáp lan toả nhiễm độc được điều trị bằng I-131.… |
Việt Nam là một trong những quốc gia ứng dụng thành công một số kỹ thuật hiện đại, tiên tiến có sử dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Người bệnh được hưởng lợi từ những kỹ thuật hiện đại này với chi phí hợp lý, giúp tăng cơ hội sống.
Đây là một cụm công trình gồm 5 nhóm công trình, là tập hợp các kết quả nghiên cứu và đã được ứng dụng vào thực tiễn chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác tại VN.
Trao đổi với PV, GS. Khoa nhấn mạnh: "Việc ứng dụng các bức xạ ion hóa nói trên vào trong y học, nhất là trong lĩnh vực ung thư đã góp phần quan trọng trong việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình ở VN một cách hiệu quả, kinh tế và an toàn".
PV: Bức xạ ion hóa trong y học, đặc biệt là trong điều trị ung thư vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Giáo sư có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
GS.TS Mai Trọng Khoa: Bức xạ nói chung và bức xạ ion hóa nói riêng đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Trong lĩnh vực y tế, bức xạ ion hóa được sử dụng chủ yếu ở 3 chuyên ngành là: Điện quang, Y học hạt nhân và Ung bướu (xạ trị ung thư). Các thiết bị sử dụng bức xạ ion hóa này chủ yếu được ứng dụng cho hai lĩnh vực chính, đó là chẩn đoán và điều trị bệnh.
Trong cụm các công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào ứng dụng và phát triển một số kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Bao gồm 5 nhóm công trình: 1. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp phát bức xạ positron (PET/CT) để chẩn đoán ung thư và bệnh sa sút trí tuệ. 2. Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật xạ trị tiến tiến để điều trị ung thư. 3. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não. 4. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc, cấy hạt phóng xạ, điều trị miễn dịch phóng xạ và xạ trị áp sát trong điều trị ung thư. 5. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết.
GS.TS Mai Trọng Khoa.
PV: Xuất phát từ đâu mà Giáo sư cùng các cộng sự của mình đã tiếp cận với phương pháp hiện đại có thể nói là bậc nhất trên thế giới này?
GS.TS Mai Trọng Khoa: Hiện nay, VN là một trong những quốc gia tiên phong ứng dụng thành công các kỹ thuật tiên tiến có sử dụng bức xạ ion hóa trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, hàng năm, số lượng người mới mắc bệnh không ngừng tăng lên và một tỷ lệ rất lớn trong số đó đã tử vong. Riêng trong năm 2012 tại VN có khoảng 125.000 ca ung thư mới mắc và 94.700 người tử vong vì căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư ở nước ta, trong đó một yếu tố rất quan trọng liên quan đến tỷ lệ tử vong là do công tác chẩn đoán, điều trị, đặc biệt là công tác chẩn đoán sớm, phát hiện tái phát, di căn ung thư… Có rất ít BN ung thư ở VN được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, hầu hết ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng. Do đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị tăng cao, nhưng hiệu quả điều trị thấp, tỷ lệ tái phát, tử vong cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc điều trị ung thư thường phải phối hợp nhiều phương pháp như: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích.... Trong đó có hơn 50% số BN ung thư ở nước ta có chỉ định sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và đặc biệt để điều trị với các kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài, chiếu trong, xạ phẫu, xạ trị áp sát, cấy hạt phóng xạ, xạ trị trong chọn lọc... Việc chẩn đoán và điều trị ung thư bằng các phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa với các kỹ thuật mới đã được thực hiện ở các nước phát triển từ vài thập kỷ trước và ngày càng tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên, ở nước ta đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn: thứ nhất, nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị hiện đại,
đắt tiền có sử dụng các bức xạ ion hóa chúng ta chưa có, hoặc chưa có đủ, phải nhập khẩu, nhất là các thiết bị xạ trị, xạ phẫu hiện đại; thứ hai, việc làm chủ công nghệ mới hiện đại, phức tạp và các phương pháp chẩn đoán, điều trị đối với BN là người VN cần phải có những nghiên cứu có tính mới, đột phá để đưa vào ứng dụng, đòi hỏi một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo và nghiêm túc, trong khi chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cao.
Xuất phát từ thực tế chẩn đoán, điều trị BN ung thư ở VN, cùng với các kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, qua các đợt học tập, thực tập nâng cao tay nghề về YHHN&UB ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản... chúng tôi đã chủ động, mạnh dạn tìm tòi, chọn lọc đưa về ứng dụng thành công tại VN một số kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa; cùng với đó nghiên cứu làm chủ công nghệ, thích nghi các phương pháp chẩn đoán và điều trị trong điều kiện thực tế ở VN, từ đó nâng cao hơn chất lượng chẩn đoán và điều trị BN ung thư và một số bệnh lý khác, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tăng tỷ lệ điều trị thành công, chữa khỏi cho các BN ung thư và một số bệnh lý khác ở nước ta ở giai đoạn phát hiện sớm.
PV: Đến thời điểm hiện tại đã có bao nhiêu BN được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao này? Chất lượng sống của họ ra sao, thưa Giáo sư?
GS.TS Mai Trọng Khoa: Đến nay, Trung tâm YHHN&UB đã thực hiện được hơn 60.000 mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ; hơn 60.000 BN ung thư các loại được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 3.400 BN u não và một số bệnh lý sọ não được điều trị bằng dao gamma quay, 6.200 BN ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị điều biến liều và kỹ thuật 3D kết hợp hình ảnh PET/CT hoặc CT mô phỏng; hơn 2.100 BN ung thư tuyến giáp và 1.500 BN bướu tuyến giáp lan toả nhiễm độc được điều trị bằng I-131.…
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị kể trên là những kỹ thuật sử dụng bức xạ ion hoá hiện đại do nhóm tác giả của cụm công trình tiếp thu, nghiên cứu, làm chủ và trực tiếp đưa vào ứng dụng thực tế tại BV Bạch Mai và các BV khác ở VN. Kết quả là đã chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện các tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh cũng như đánh giá hiệu quả điều trị cho một số lượng lớn nhiều loại bệnh ung thư khác nhau và một số bệnh lý khác. Trên cơ sở đó đã giúp đưa ra được các phương pháp điều trị chính xác, phù hợp, hiệu quả và an toàn cho BN. Đặc biệt đã góp phần giải quyết các khó khăn trong chẩn đoán và điều trị các BN ung thư tái phát, di căn, mà các phương pháp điều trị trước đó không đáp ứng được. Nhờ các phương pháp nói trên đã làm tăng tỷ lệ phát hiện sớm, chính xác bệnh ung thư và làm tăng rõ rệt tỷ lệ điều trị khỏi, thành công. Kết quả là làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong số BN ung thư đến khám và điều trị tại Trung tâm YHHN&UB. Số lượng BN ung thư và một số bệnh lý khác được chẩn đoán và điều trị thành công ở các cơ sở y tế khác do Trung tâm YHHN&UB đào tạo và hỗ trợ còn nhiều hơn.
Những thành công nêu trên đã tạo niềm tin cho nhiều BN ung thư là người VN ở lại điều trị trong nước, không phải ra nước ngoài chẩn đoán và điều trị. Đồng thời đã tạo được uy tín trong khu vực, nhiều BN người nước ngoài ở châu Á bị mắc bệnh ung thư và một số bệnh lý khác đã đến điều trị thành công tại VN. Được sự quan tâm, cho phép của Nhà nước, Bộ Y tế, đến nay Trung tâm YHHN&UB đã được trang bị các thiết bị bức xạ ion hóa hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu về chuyên môn và giầu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này.
PV: Chi phí điều trị ung thư cũng là vấn đề được người dân quan tâm. Với kỹ thuật cao như phương pháp này thì sao thưa Giáo sư?
GS.TS Mai Trọng Khoa: Trên thực tế đã có nhiều BN được thụ hưởng công nghệ cao này. Chúng tôi đã xây dựng chỉ định, chống chỉ định, phác đồ, quy trình điều trị thích ứng cho người VN, sáng tạo cho người VN. Những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn nói trên đã được phổ biến, đào tạo, chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả BN ung thư ở VN, tăng tỷ lệ điều trị trong nước (trước đây phải ra nước ngoài), giảm chi phí cho các BN ung thư và chi phí xã hội cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh này. Tổng số tiền tiết kiệm được khi ứng dụng các kỹ thuật của cụm công trình này là 88,45 triệu đô la Mỹ (USD), tương đương với 1.945,9 tỷ đồng Việt Nam (VND). Cụ thể là:
Đối với kỹ thuật chụp PET/CT: Với 8.475 BN ung thư được chụp PET/CT tại Trung tâm YHHN&UB đã tiết kiệm được tổng số tiền chênh lệch là 8,475 triệu đô la, tương đương 186,45 tỉ đồng VN, nếu so sánh với kỹ thuật PET/CT tương tự được chụp tại Singapore (Một lần chụp PET/CT tại Singapore với giá thành là 2.200 đô la, tại VN là 1.200 đô la);
Đối với kỹ thuật xạ điều biến liều: Một đợt xạ trị điều biến liều tại Singapore là 10.000 đô la, tại VN là 2.000 đô la, tại Trung tâm YHHN&UB đã xạ trị điều biến liều được mô phỏng bằng hình ảnh PET/CT cho hơn 150 BN ung thư, tổng số tiền chênh lệch là 1,2 triệu đô la, tương đương 26,4 tỉ đồng VN;
Đối với kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay: Một lần xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Mỹ là 25.000 đô la, tại VN là 2.000 đô la, với hơn 3.425 BN u não và một số bệnh lý sọ não được xạ phẫu tại BV Bạch Mai, tổng số tiền chênh lệch là: 78,775 triệu đô la, tương đương 1.733 tỉ đồng VN, chưa kể chi phí đi lại, ăn ở.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Bản thân GS.TS. Mai Trọng Khoa đã trực tiếp giúp Bộ Y tế xây dựng quy hoạch phát triển và mạng lưới quốc gia về y học hạt nhân, điện quang, xạ trị ung bướu. Trên cơ sở đó giúp các lĩnh vực này phát triển có định hướng, có quy hoạch và theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Dương Hải/http://suckhoedoisong.vn
Trong khoảng ba mươi năm gần đây, y học hạt nhân đã có một số phương pháp ghi hình tuyến bàng giáp. Chất đầu tiên được dùng là radiocyanocobalamin (Vitamin B12- C0-57) và selenomethinine-Se-75. Các chất này có thể ghi hình riêng tuyến bàng giáp hoặc kết hợp với các kỹ thuật cắt trừ phông tuyến giáp trạng, kết quả không được như mong muốn.
Hormon tuyến cận giáp (Hay bàng giáp: Parathyroid Gland) là một nội tiết tố điều hòa chuyến hóa chất calcium trong máu. Nếu hormon này tăng tiết ra từ tuyến sẽ làm cho nồng độ calcium trong máu tăng. Nếu thực hiện thường xuyên việc sàng lọc sinh hóa cho bệnh nhân thì sẽ phát hiện dễ dàng bệnh cường năng tuyến cận giáp.